Qua việc thực hiện đề tài này và từ thực tiễn công tác quản lý HĐDH môn lịch sử ở một Trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa của Thủ đô Hà Nội, tác giả có một số khuyến nghị như sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tăng cường nghiên cứu, phổ biến ứng dụng các vấn đề về khoa học giáo dục. Chỉ đạo mạnh mẽ phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học.
Nghiên cứu, đảm bảo tính ổn định lâu dài của nội dung sách giáo khoa, tránh thay đổi nhiều gây khó khăn cho người dạy và người học.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
GV các cấp, đặc biệt là giáo viên THPT. Có phương án đào tạo, tổ chức thi tuyển thường xuyên để nhà trường không còn tình trạng thiếu GV.
Tổ chức cho CBQL các trường tham quan học hỏi kinh nghiệm các điển hình tiên tiến về GD, học tập những chuyên đề, cập nhật những kiến thức mới về quản lý trường học, trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giảng dạy đối với các trường học. Có cơ chế khuyến khích động viên, bồi dưỡng thoả đáng đối với GV giỏi, HS giỏi, xây dựng các điển hình trường tiên tiến.
Tăng cường tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề nhất là các chuyên đề về sử dụng hiệu quả TBDH và đổi mới PPDH.Có chính sách khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ, nhất là học lên thạc sỹ , tiến sỹ.
Sớm quy hoạch, đầu tư cơ sở vật chất để Trường THPT Mỹ Đức B thành trường chuẩn cấp quốc gia.
2.3. Đối với Hiệu trưởng và cán bộ quản lý Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội
Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo, với hội CMHS trong việc xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị dạy học theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác GDHS.
Quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt quan tâm đến quản lý công tác dạy và học. Vận dụng các biện pháp quản lý HĐDH linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường.
Tạo điều kiện cho cán bộ, GV được tham gia học tập, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Trách nhiệm của người CBQL là cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản dưới luật chỉ đạo HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo một
cách tích cực việc đổi mới PPDH bằng cách khuyến khích, tạo điều kiện cho GV đi học cao học, xây dựng, củng cố và dần hoàn thiện CSVC, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV, xây dựng các phòng học bộ môn nhất là môn lịch sử.
Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chức năng quản lý, quy chế giáo dục đào tạo trong việc xây dựng kế hoạch năm học, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc điều hành mọi hoạt động của nhà trường,… Tích cực ứng dụng các tri thức về khoa học quản lý, nhất là khoa học quản lý giáo dục và kiểm chứng lý luận trong thực tiễn quản lý của mình.
Là CBQL nếu biết chủ động, linh hoạt, cố gắng nỗ lực vận dụng các biện pháp quản lý vào hoàn cảnh thực tế của nhà trường, tất yếu sẽ nâng cao được chất lượng dạy học, đáp ứng sự mong mỏi của toàn xã hội, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong công cuộc CNH- HĐH đất nước.
2.4. Đối với đội ngũ giáo viên của nhà trường và bộ môn lịch sử
Cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, nghiêm chỉnh thực hiện nội dung và chương trình bồi dưỡng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, phát huy tinh thần học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, vận dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vào công tác dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo cáo tổng kết năm học 2006-2007 (2007), năm học 2007-2008 (2008), năm học 2008-2009 (2009) Trường THPT Mỹ Đức B - Hà Nội
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ Trường Trung Học Phổ Thông. 3. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng QLGD, quản lí nhà trường, dành cho lớp cao học QLGD.
4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại Cương về quản lý - Đề cương về bài giảng cao học, Đại học quốc gia Hà Nội 1996.
5. Nguyễn Đức chính (2008), bài giảng về chất lượng trong giáo dục, lớp
cao học quản lý giáo dục.
6. Nguyễn Bá Dƣơng (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo,
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đặng Xuân Hải (2008), tập bài giảng về quản lý nhà nước về giáo dục,
dành cho lớp cao học.
8. Đặng Xuân Hải (2008), bài giảng về quản lý sự thay đổi trong giáo dục,
dành cho lớp cao học QLGD.
9. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục đại học, NXB Giáo dục
11. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
12. Trần Kiều (1997), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ
sở, Viện khoa học giáo dục .
13. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, NXB Thành phố
Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Đại cương về quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Luật giáo dục (2005), NXB chính trị quốc gia , Hà Nội.
16. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1990), Giáo dục học, Tập 1-2, NXB Giáo dục. 18. Niên giám thống kê 2008 của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội
19. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Tập
bài giảng SĐH, Trường CBQL Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
20. Trần Hồng Quân (1996), Giáo dục - Đào tạo con đường quan trọng nhất để phát triển nguồn lực con người, Trường CBQLGD&ĐT, Hà Nội
21. Thông tư số 49/TT-GD ngày 29/11/1979 của Bộ giáo dục quy định chế độ công tác của Giáo viên trường Phổ thông.
22. Thông tư số 03-TT ngày 20 tháng 04 năm 1994 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thi hành nghị định 90/CP. Ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống GD-ĐT của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
23. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
24. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển, Hà Nội.
26. V.A Xukhomlinxki (1974), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Hiệu trưởng trường phổ thông (Hoàng Tân Sơn lược dịch), Cục đào tạo và bồi
dưỡng. Bộ Giáo dục.
27. Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH Trương ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN SỐ 1
(Dành cho cán bộ quản lý)
Kính gửi : Các đồng chí cán bộ quản lý Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội
Để giúp tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học và quản lí HĐDH môn lịch sử của nhà trường, xin đồng chí vui lòng dành chút ít thời gian cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây. Những ý kiến của đồng chí là những đóng góp vô cùng quý giá đối với công tác quản lý của nhà trường.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các đồng chí !
Xin đồng chí đánh dấu x vào ô lựa chọn theo ý kiến của cá nhân.
I. Nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử:
Câu 1: Xin đồng chí cho biết hoạt động dạy học có mức độ quan trọng như thế nào đối với một trường phổ thông?:
1. Rất quan trọng 2. Quan trọng
3. Bình thường 4. Không quan trọng
Xin đồng chí cho biết lý do tại sao?
……… ……… ………..…….
II. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông:
Câu 2: Xin đồng chí cho ý kiến về tầm quan trọng và mức độ thực hiện của các nội dung quản lý hoạt động dạy học của bản thân:
TT Nội dung quản lý HĐDH
Tầm quan trọng Mức độ thực hiện Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Làm tốt Làm chưa tốt Chưa làm I
Công tác quản lý và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
1
Phân công GV theo năng lực, trình độ đào tạo kết hợp với nguyện vọng cá nhân
2 Phân công GV theo chuyên môn sâu, CM hoá
TT Nội dung quản lý HĐDH Tầm quan trọng Mức độ thực hiện Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Làm tốt Làm chưa tốt Chưa làm
3 Bồi dưỡng giáo viên qua hoạt động chuyên môn
4 Giáo viên được bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên hoặc theo học các lớp nâng cao.
5 Bồi dưỡng GV thông qua dự giờ rút kinh nghiệm phân tích bài giảng 6 Tự học, tự bồi dưỡng có thu hoạch 7 Tham gia học hỏi kinh nghiệm trường
tiên tiến
II Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
1 Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên
a Hiêu trưởng hướng dẫn các qui định, yêu cầu soạn bài, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo
b Yêu cầu bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy.
c Giao cho tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ giáo án của giáo viên
d Thực hiện kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV
e Dự giờ, đánh giá hiệu quả bài soạn qua giờ dạy
2 Quản lý giờ dạy trên lớp
a Tổ chức cho giáo viên học tập qui chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy
b Quản lý giờ dạy thông qua TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài.
c Xây dựng nền nếp dạy học của GV d Quy định chế độ thông tin, báo cáo và
sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp vắng GV
TT Nội dung quản lý HĐDH Tầm quan trọng Mức độ thực hiện Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Làm tốt Làm chưa tốt Chưa làm
f Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy (sổ báo giảng)
g Thu thập thông tin của HS, CMHS và đồng nghiệp
3 Quản lý chương trình dạy
a Tổ chức phổ biến cho GV nắm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình
b Tổ chức cho GV học tập các văn bản mới về bổ sung, thay đổi.
c Yêu cầu Tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch của năm học, học kỳ và kiểm tra, duyệt kế hoạch.
d Kiểm tra hồ sơ giảng dạy của từng GV
e Kiểm tra hồ sơ theo dõi, đánh giá của nhóm tổ chuyên môn.
f Có biện pháp xử lý GV thực hiện chưa đúng theo phân phối chương trình.
4 Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
a Chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn
b Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV
c Yêu cầu Tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên về nội dung và kết quả sinh hoạt
III Quản lý hoạt động học của học sinh
1 Chỉ đạo GVCN lớp xây dựng nề nếp, kiện toàn cơ cấu cán bộ lớp
2 Giáo dục ý thức động cơ, thái độ học tập và phương pháp học tập cho HS 3 Xây dựng những quy định cụ thể về
nề nếp học tập trên lớp, nề nếp tự học cho HS
4 Chỉ đạo tổ chức họp CMHS đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ và cuối năm để thông báo tình hình học tập và thống
TT Nội dung quản lý HĐDH Tầm quan trọng Mức độ thực hiện Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Làm tốt Làm chưa tốt Chưa làm
5 Chỉ đạo GVCN lớp phối hợp với CMHS giám sát nề nếp tự học của HS, thông báo tình hình học tập của HS thông qua sổ liên lạc hàng tuần, tháng
6 Chỉ đạo phối hợp giữa GVCN, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên trong việc quản lý HĐ học của HS. Chú trọng việc tự học
7 Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
IV Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
1 Quy định chế độ dự giờ, thao giảng, thanh tra chuyên môn, giáo viên giỏi 2 Tổ chức tổ bộ môn dự giờ thường xuyên 3 Dự giờ đột xuất GV
4 Tổ chức các tổ bộ môn rút kinh nghiệm, đánh giá sau dự giờ
5 Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới PPDH
6 Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo hướng tích cực cho GV
7 Tổ chức hội thảo vận dụng và đổi mới PPDH
8 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy học 9 Tổ chức thao giảng về đổi mới
phương pháp
V Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
1 Phổ biến cho giáo viên các văn bản qui định về chế độ kiểm tra, cho điểm, xếp loại học sinh
2 Quy định thời điểm kiểm tra các môn văn hoá học kỳ, cả năm.
TT Nội dung quản lý HĐDH Tầm quan trọng Mức độ thực hiện Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Làm tốt Làm chưa tốt Chưa làm 4 Tổ chức giám sát thi học kỳ
5 Theo dõi việc chấm trả bài cho học sinh đúng qui chế.
6 Tổ chức kiểm tra sổ điểm, học bạ định kỳ, đột xuất
7 Phân tích kết quả học tập của HS 8 Xử lý các trường hợp vi phạm.
VI Các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học
1 Phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên
a Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho GV
b Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để GV hoàn thành tốt nhiệm vụ
c Xây dựng tập thể đồng thuận, đoàn kết
2 Thực hiện xã hội hoá giáo dục
a Tham mưu với lãnh đạo địa phương trong việc thực thi các chủ trương, chính sách XHH GD
b Có kế hoạch chủ động tiến hành công tác xã hội hoá giáo dục trong kế hoạch hoạt động năm học, trong chiến lược phát triển nhà trường
c Kết hợp chặt chẽ cả 3 lực lượng GD: nhà trường, gia đình và xã hội để tạo ra môi trường GD lành mạnh
d Phối hợp với công an địa phương để bảo vệ an ninh trật tự trường học e Thành lập hội cha, mẹ HS
f Tham mưu với lãnh đạo địa phương tổ chức hội khuyến học
Câu 3: Xin đồng chí đánh giá nguyên nhân thành công và hạn chế của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của CBQL trong trường ta hiện nay?
1. Đánh giá nguyên nhân thành công:
……… ………
2. Đánh giá nguyên nhân hạn chế: ……… ……… ……… ……… ………
III. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Câu 4: Xin đồng chí cho biết những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của trường ta?