Định hướng hôn nhân cho con:

Một phần của tài liệu định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con của hộ gia dình cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay (Trang 33 - 42)

4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu:

2.2.3.2. Định hướng hôn nhân cho con:

Do sự đa dạng trong các tiêu chuẩn đặt ra khi lựa chọn trong khi định hướng trong hôn nhân cho con em mình cũng như những đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ nên khi định hướng của các bậc cha mẹ cũng cần xem đâu là những tiêu chí, tiêu chuẩn về những đức tính phù hợp cho con trai và con gái.

Bảng 5: Cha mẹ mong muốn con cái lấy vợ, chồng ở đâu?

Địa điểm Số lượng hộ gia đình Tỷ lệ % hộ gia đình

Cùng làng 148 32,9 Cùng xã 45 10 Cùng huyện 28 6,2 Cùng tỉnh 10 2,2 Tùy con 210 46,7 Khác 9 2

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)

Qua bảng số liệu ta thấy khi con cái đến tuổi kết hôn thì cha mẹ thường có xu hướng để cho con tự lựa chọn vợ hoặc chồng ở đâu, chiếm

46,7%. Bênh cạnh đó thì họ cũng mong con cái của mình kết hôn với ngời cùng làng chiếm 32,9%, kết hôn với người cùng xã, chiếm 10%, người cùng huyện chiếm 6,2%, người cùng tỉnh chiếm 2,2% và những lựa chọn khác thì chỉ chiếm 2%.

Qua những bảng số liệu trên thì nhìn chung thì giới thanh niên còn có xu hướng đề cao các giá trị tinh thần hơn giá trị vật chất khi đưa ra quan niệm hôn nhân, gia đình. Bên cạnh đó các em cũng có chiều hướng đề cao gia đình cá nhân của bản thân, sống độc lập hơn là dựa vào gia đình của bố mẹ. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi tính thiếu thực tế vì các em chưa lập gia đình, nên những lo toan, những thiếu thốn của đời sống vật chất chưa thể lường trước. Chính vì vậy vai trò của giáo dục trước hôn nhân cho các em cần tiến hành như thế nào để có thể nuôi dưỡng và định hướng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái trong các hộ gia đình cư dân ven biển.

Trong cuộc sống hiện nay, muốn thực hiện một công việc nào đó ngoài những mong muốn của bản thân thì còn phải xét đến nhiều yếu tố khác như điều kiện môi trường và nội lực của bản thân. Vì vậy khi định hướng cho con cái phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, thu nhập, nghề nghiệp của cha mẹ.

2.3.1. Ảnh hưởng nghề nghiệp của hộ gia đình tới việc định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái. bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái.

2.3.1.1. Cơ cấu nghề nghiệp hộ gia đình với định hướng bậc học

* Nghề nghiệp hộ gia đình cư dân ven biển trong việc định hướng bậc học cho con cái.

Trong các hộ gia đình cư dân ven biển thì người đứng đầu trong gia đình thông thường là những bậc phụ huynh, họ là người nắm giữ vai trò chủ chốt

Theo cuộc khảo sát thực tế tại địa bàn thì các hộ gia đình ở đây khi định hướng bậc học cho con cái mình, họ luôn cân nhắc kỹ lưỡng những bậc học nào phù hợp với con. Mặt khác, bên cạnh đó vẫn còn có những hộ gia đình chưa hoặc không định hướng thì cũng diễn ra rất khác nhau. Nhiều hộ cũng rất muốn định hướng bậc học cho con cái nhưng không biết phải định hướng như thế nào, con cái mình học và làm nghề gì cho phù hợp, hợp lý với điều kiện sống của gia đình, họ hoàn toàn thiếu hụt những thông tin về cơ cấu bậc học trong xã hội. Chính vì vậy nhiều hộ gia đình đã để mặc sự định hướng này cho những đứa con của mình. Trong quá trình tiếp cận và phỏng vấn thì được bác Cúc tâm sự!

“Khả năng nếu vào được Đại học, Cao đẳng thì tốt nếu không thì xin vào một công ty nào đó để làm công nhân. Như chị nó đấy học xong cấp 3 thì thi vào chuyên nghiệp 2 năm nhưng không đỗ đạt gì đành đi lấy chồng. Bây giờ nó vẫn cứ trách sao mình không thể đi vào một trường nào đó, nó vẫn ân hận hoài”. (Phỏng vấn sâu số 4)

* Mối tương đồng giữa nghề nghiệp của hộ gia đình với định hướng nghề nghiệp cho con cái.

Nghề nghiệp của mỗi nhóm hộ gia đình mang lại thu nhập đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của mỗi thành viên, song sự ảnh hưởng của nghề đó tới lựa chọn hay định hướng các nghề khác trong tương lai cho con cái trong các hộ gia đình cư dân cũng có ít nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau. Nó được thể hiện qua nhiều khuynh hướng khác nhau. Thông thường khi bố mẹ làm những nghề vất vả mang lại ích kinh tế thấp thì họ có xu hướng

muốn định hướng cho con cái mình vào những ngành nghề khác ít vất vả hoặc có thu nhập cao hơn.

Những người dân nói đã từ lâu họ quen với lối sống tự cung tự cấp, buôn bán giao dịch với bên ngoài xã hội. Cuộc sống cư dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, hàng ngày họ kiếm sống mưu sinh ở trên biển là chủ yếu. Chính vì vậy khi định hướng cho con cái mình họ thường có khuynh hướng không lựa chọn ngành nghề mà trước đây họ đã từng tham gia, từng trải.

Sự định hướng nghề nghiệp cho con cái của các hộ gia đình cư dân ven biển thì đối với con gái cũng như con trai. Các nhóm hộ gia đình định hướng chủ yếu cho con gái mình sau này làm cán bộ công chức và nghề buôn bán tự do kinh doanh nhỏ.

Từ những đặc điểm trên cho thấy, các nhóm có lựa chọn ngành nghề gần giống nhau khi định hướng nghề nghiệp cho con em của mình. Chỉ có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng nhóm nghề của gia đình hiện có mà thôi.

2.3.2. Ảnh hưởng mức sống hộ gia đình với sự lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho con cái. hướng nghề nghiệp cho con cái.

Qua khảo sát và nghiên cứu trên, các thông tin khác của địa bàn tôi thấy mức sống của người dân ven biển vẫn còn thấp so với các thôn khác của địa bàn xã hải Hòa. Tuy nhiên ở các thôn này chúng tôi tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa mức sống ấy với việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong các gia đình ấy như thế nào, mức độ liên hệ của chúng ra sao từ kết quả xử lý thu được.

Qua phân tích trên cho ta thấy các hộ gia đình có mức sống khác nhau đều có xu hướng là phải định hướng cho con có nghề nghiệp. Tuy nhiên vẫn có sự lựa chọn định hướng khác nhau giữa các mức sống khác nhau nhưng tỷ lệ diễn ra cũng thấp. Nếu xết về mức độ phụ thuộc thì theo phân tích cho

ta thấy được mối quan hệ giữa mức sống với định hướng nghề nghiệp cho con em có phần chặt chẽ và ở mức đọ này thì chúng ta có thể chấp nhận được. Chính vì vậy sự định hướng này có thể thay đổi và tùy thuộc vào điều kiện khác nữa.

2.3.3. Ảnh hưởng của thu nhập hộ gia đình với lựa chọn định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái.

Yếu tố thu nhập cũng ảnh hưởng đến định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái. Với mức thu nhập thấp thì sự định hướng tỷ lệ không cao cho lắm. Còn ở mức thu nhập cao hơn thì sự định hướng rõ ràng hơn. Tuy nhiên có sự chênh lệch trong định hướng khi nó phụ thuộc vào mức độ thu nhập của gia đình, ở trong tất cả mức độ thu nhập từ thấp đến cao thì đều có sự chia sẻ rất lớn của cả hai vợ chồng.

Như vậy có thể nói, ở mức độ thu nhập có thể tạm chấp nhận được thì người vợ là người đưa ra sự định hướng chính, bên cạnh đó có sự chia sẻ của cả hai để cùng quyết định. Còn với mức thu nhập cao hơn thì việc định hướng lại phụ thuộc vào người cha. Sự chênh lệch này gần giống sự tác động của trình độ học vấn của người cha và người mẹ khi định hướng cho con. Vậy có nghĩa là người mẹ bao giờ cũng giữ vai trò rất quan trọng trong gia đình. Dù trình độ học vấn hay mức thu nhập gia đình còn hạn chế. Điều này có thể thấy người mẹ - người phụ nữ có thể cáng đáng công việc gia đình trong mọi hoàn cảnh, đây như là một sự cố gắng của người phụ nữ. Nhưng cũng có thể thấy rằng với mức thu nhập lớn thì người cha là người quyết định chính công việc trong gia đình. Đó là khi người cha có đủ trình độ học vấn và mức thu nhập cao thì họ sẽ tự tin hơn khi đưa ra quyết định và thể hiện vị thế của mình. Song hầu như ở điều kiện nào cũng có sự bàn bạc rất kỹ lưỡng của cả cha và mẹ khi định hướng cho con.

Tuy nhiên, một điều không thể phụ nhận là gia đình có thu nhập, điều kiện kinh tế còn khó khăn thì việc định hướng cũng sẽ khó khăn. Còn việc định hướng có kế hoach cụ thể là ở gia đình có điều kiện kinh tế tương đối. Điều này dược khẳng định rõ ràng khi một cư dân cho biết:

“Nếu học được thì tốt, nếu không học được gì thì học đến phổ cập là tốt lắm rồi, không theo học nữa thì nghỉ đi làm, những đứa học dốt thì không muốn học, đứa học giỏi thì ham học mà, với lại điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình nữa. Học được thì vẫn hơn cháu ạ. Với điều kiện kinh tế của nhà tôi thì căn bản vẫn lo cho tụi em nó học đến nơi, đến chốn mặc dù hơi cực nhưng phận làm cha mẹ phải lo cho chúng. Bố tụi nó phải đi suốt ngày, suốt tháng để lo cho chúng nó bằng bạn, bằng bè. Có lẽ con đường học hành không may mắn cho lắm nên đành chịu”.

(Trích PVS số 3)

2.3.4. Những yếu tố của cha mẹ có ảnh hưởng đến việc định hướng hôn nhân cho con cái. hướng hôn nhân cho con cái.

Vậy thực tế hiện nay cho thấy việc định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái có ý nghĩa rất lớn. Họ mong muốn con cái mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn cha mẹ - đó cũng là tâm lý chung của những người làm cha, làm mẹ. Dù khi định hướng họ chưa tìm được một công việc cụ thể, đôi khi là để con tự quyết định. Song họ luôn cố gắng để làm được những điều tốt nhất cho con mình.

Còn khi việc định hướng được xem xét thì nó bị tác động bởi nhiều yếu tố như học vấn, nghề nghiệp và thu nhập vủa gia đình. Đây là yếu tố còn rất hạn chế đối với những cư dân nơi đây, các yếu tố này tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận với thực tế một cách đúng đắn hơn, nhất là trong

xã hội hiện nay đó là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

3.1.Kết luận

Từ những kết quả phân tích về định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái trong hộ gia đình cư dân ven biển hiện nay, có thể rút ra những kết luận sau:

Trong quá trình CNH-HĐH đất nước đang đòi hỏi một đội ngũ lao động cần phải có trình độ học vấn, tay nghề có trình độ kỹ thuật để vững bước trên con đường sự nghiệp. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ cũng như nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động đang gặp phải những khó khăn, thách thức. Cho nên việc định hướng cho con cái có một trình độ tri thức nhất định để dễ dàng tạo một công việc phù hợp với con cái là điều mà các bậc cha mẹ đều hướng tới.

Nhìn chung các hộ gia đình cư dân ven biển đã có định hướng về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái. Qua đây cho ta thấy phần nào đã phản ánh được xu hướng tâm lý và nhận thức của người dân nơi đây. Khi định hướng cho con cái vào các ngành nghề có tới hơn một nửa các gia đình định hướng cho con em mình làm nghề cán bộ công chức nhà nước, nghề này có tỷ lệ chiếm cao nhất trong các nghề đã lựa chọn. Các ngành như đánh bắt thủy hải sản, buôn bán hải sản, làm thêm, làm thuê…và một số ngành nghề khác nữa được các hộ cư dân chọn rất ít. Tuy nhiên, ở mức độ lựa chọ các ngành nghề này lại phụ thuộc khá nhiều vào nghề nghiệp và điều kiện sống của từng gia đình hiện nay. Các hộ có mức sống cao hơn thì thường chiếm được nhiều ưu thế hơn. Ngược lại, còn các hộ có mức sống thấp hơn thì có khuynh hướng lựa chọn phân tán các ngành nghề khác nhau. Các

ngành nghề khác nhau cũng có sự ảnh hưởng tới việc lựa chọn bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái.

Với điều kiện kinh tế xã hội của người cư dân ven biển hiện nay thì cha mẹ thường mong muốn con cái mình thoát ly để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, nên sự kỳ vọng của họ đối với con cái rất rõ nét, họ đều mong muốn con cái vào làm trong cơ sở nhà nước và học lên Cao đẳng, Đại học với lý do kinh tế ổn định và cao hơn nữa là đảm bảo cuộc sống hôn nhân gia đình sau này.

Định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái của các cư dân ven biển của xã Hải Hòa đã bắt đầu tính đến khả năng của con và nhu cầu của xã hội. Nhưng do hạn chế về mặt kinh tế, nhận thức của người dân nơi đây chưa xác định rõ ràng giá trị này để lựa chọn nghề và xu thế hôn nhân cho con.

3.2. Khuyến nghị

Định hướng về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân và giá trị nghề nghiệp có mối quan hệ với rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tác động đến nó phải là kết quả của quá trình phối hợp hoạt động từ nhiều hướng khác nhau như: Kinh tế, giáo dục, văn hóa. Đặc biệt ở đây là đối với cư dân ven biển thôn Đông Hải, Nhân Hưng, Giang Sơn của xã Hải Hòa thuộc miền biển nước ta.

Nhà nước cần kịp thời tạo điều kiện về vật chất tinh thần,mở rộng ngành nghề để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao đọng nhất là lực lượng lao động ở vùng ven biển nơi đây.

Cần có những chính sách ưu tiên về lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là chính sách đãi ngộ. Chính sách đãi ngộ đối với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn và hỗ trợ cho trẻ em ven biển, con em dân tộc ít người đi học các

trường chuyên nghiệp, trường Cao đẳng, Đại học. Tạo điều kiện để có cơ hội cao hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại địa bàn, để từ đó con em họ có nền tảng tốt hơn. Có tri thức thì những định hướng của họ mới trở thành hiện thực.

Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục bằng mọi biện pháp, huy động đủ giáo viên cho các vùng miền, ưu tiên cấp đủ trang thiết bị, đồ dùng, sách vở cho con em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Cần đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hóa ngành nghề ở ven biển, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Muốn vậy phải có sự quan tâm ủng hộ của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, đặc biệt là yếu tố về vốn, thủ tục cho vay nhanh gọn, không rườm rà, lãi suất thấp, khuyến khích các cư dân tự lực phát triển đa dạng hóa các ngành nghề.

Khi những người lao động có tay nghề, có học thức thì Nhà nước cần quan tâm tới con em chính sách, các em cùng địa phương tạo tâm lý tin tưởng cho người dân để tránh tình trạng chảy máu chất xám, tránh được sự mất cân bằng về vấn đề tạo công ăn việc làm cho con em trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, phương hướng phát

Một phần của tài liệu định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con của hộ gia dình cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w