Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần bê tông vinaconex phan vũ (Trang 35 - 38)

Ltt x (HSL+HSPC) x NC Ltg =

2.4.1.1.Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Trường ĐHDL Hải Phòng.

Bảng 7 : Cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty cổ phần bê tông Vinacnex Phan Vũ.

Đơn vị: Đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lêch

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng +/- %

A. Tài sản ngắn hạn 39,798,887,226 28.41 50,498,817,142 29.74 10,699,929,916 26.88

I. Tiền 2,972,631,782 2.12 4,167,983,214 2.45 1,195,351,432 40.21III. Các khoản phải thu 18,303,946,106 13.07 18,442,799,115 10.86 138,853,009 0.76 III. Các khoản phải thu 18,303,946,106 13.07 18,442,799,115 10.86 138,853,009 0.76 IV. Hàng tồn kho 16,994,445,429 12.13 25,420,905,643 14.97 8,426,460,214 49.58 V. Tài sản ngắn hạn khác 1,527,863,909 1.09 2,467,129,170 1.45 939,265,261 61.48 B. Tài sản dài hạn 100,281,730,608 71.59 119,307,102,062 70.26 19,025,371,454 18.97 II. Tài sản cố định 91,359,218,331 65.22 116,898,615,605 68.84 25,539,397,274 27.95 V. Tài sản dài hạn khác 8,922,512,277 6.37 2,408,486,457 1.42 (6,514,025,820) (73.01) Tổng cộng tài sản 140,080,617,834 100 169,805,919,204 100 29,725,301,370 21.22 A. Nợ phải trả 82,341,516,941 58.78 108,320,909,366 63.79 25,979,392,425 31.55 I. Nợ ngắn hạn 25,933,077,361 18.51 34,705,224,554 20.44 8,772,147,193 33.83 II. Nợ dài hạn 56,408,439,580 40.27 73,615,684,812 43.35 17,207,245,232 30.50 B. Nguồn vốn CSH 57,739,100,893 41.22 61,485,009,838 36.21 3,745,908,945 6.49 I. VCSH 57,064,708,710 40.74 60,280,671,791 35.50 3,215,963,081 5.64 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 674,392,183 0.48 1,204,338,047 0.71 529,945,864 78.58

Tổng cộng nguồn vốn 140,080,617,834 100 169,805,919,204 100 29,725,301,370 21.22

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Trường ĐHDL Hải Phòng.

Phần tài sản.

 TSLĐ và ĐTNH.

TSLĐ và ĐTNH năm 2010 tăng cao hơn so với năm 2009 là 10,699,929,916 đồng, tương đương với tỷ lệ 26.88 %. Điều này là do :

- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2009 là 16,994,445,429 đồng, sang năm 2010 tăng lên 25,420,905,643 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 49.58 %. Việc tăng giá trị hàng tồn kho trong năm 2010 là do:

+ Lãnh đạo đơn vị dự đoán giá cả của một số nguyên vật liệu đầu vào như sắt thép. xi măng.….sẽ có chiều hướng tăng trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011 nên đã quyết định mua để dự trữ nhằm tránh tình trạng giá cả leo thang làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và chậm trễ trong việc giao hàng cho đối tác. + Năm 2010 do sự biến động của nền kinh tế trong nước, việc huy động vốn từ các ngân hàng để phục vụ cho lĩnh vực xây dựng gặp không ít khó khăn, nhiều công trình lớn của phía đối tác bị đình trệ cho nên kết quả tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn.

- Tiền mặt tại quỹ: Tiền mặt tại quỹ của Công ty năm 2010 là 4,167,983,214 đồng, tăng 40.21% so với năm 2009.

 TSDH.

TSDH năm 2010 tăng cao hơn so với năm 2009 là 19,025,371,454 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 18.97 %. TSDH tăng là do trong năm 2010, Công ty đã đầu tư thêm trong việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị để hoàn thành giai đoạn 2 quá trình xây dựng mở rộng nhà máy. Giá trị TSCĐ năm 2010 là 116,898,615,605 đồng, tăng 25,539,397,274 đồng so với năm 2009, tương đương với tỷ lệ tăng là 27.95%.

Phần nguồn vốn.

Thông qua bảng số liệu trên ta thấy cuối năm 2010 nguồn vốn của doanh nghiệp tăng 29,725,301,370 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 21.22%. Điều này chứng tỏ năm 2010 là năm doanh nghiệp đã rất tích cực trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc xây dựng mở rộng công suất của nhà máy.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Trường ĐHDL Hải Phòng.

 Nợ phải trả.

So sánh năm 2010 với năm 2009, các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 25,979,392,425 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 31.55%. Điều này là do: - Nợ ngắn hạn năm 2010 là 34,705,224,554 đồng , tăng 8,772,147,193 đồng so với năm 2009, tương đương với tỷ lệ tăng 33.83%. Trong năm 2010, doanh nghiệp phải đi vay thêm vốn ngắn hạn để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời số tiền mà khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp cũng tăng cao hơn năm trước ( tăng 2,188,531,423 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 58.16% ). Trong khi đó số tiền phải trả cho các nhà cung cấp doanh nghiệp vẫn còn chiếm dụng nhiều (4,076,069,012 đồng, tăng 399.04% ).

- Nợ dài hạn năm 2010 tăng 17,207,245,232 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 30.5%. Trong năm 2010, doanh nghiệp tiếp tục đi vay vốn để đầu tư cho việc mua sắm tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2010, các khoản vay và nợ dài hạn của doanh nghiệp tăng 17,164,905,760 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 30.47%.

 Vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 3,745,908,945 đồng so với năm 2009, tương đương với tỷ lệ tăng 6.49%. Tỷ lệ tăng này nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tổng nguồn vốn ( 21.22% ). Điều này cho ta thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đã giảm đi, doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ trực tiếp làm tăng chi phí lãi vay, điều này có thể sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí cho vốn vay từ bên ngoài thường lớn hơn là chi phí cho vốn chủ sở hữu.

Như vậy qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần bê tông Vinaconex Phan Vũ ta thấy tỷ trọng các khoản nợ của doanh nghiệp lớn hơn tỷ trọng của phần vốn chủ sở hữu. Điều này khiến doanh nghiệp mất đi sự chủ động về tài chính và kéo theo đó là đẩy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần bê tông vinaconex phan vũ (Trang 35 - 38)