Qua một năm học thử nghiệm tôi đạt được kết quả khả quan, cụ thể là:
- Học sinh học tập tích cực chủ động hơn trước, hạn chế được cách học thụ động, phát huy được độc lập suy nghĩ của học sinh (Qua kết quả quan sát trong tất cả các giờ học của học sinh)
- Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi toàn bộ học sinh lớp 12 tôi giảng dạy cho thấy kết quả như sau:
+ 95.32% học sinh cho rằng đề kiểm tra câu hỏi chỉ cần hiểu bài có thể trả lời được là phù hợp nhất, chỉ có 4.67% ý kiến cho rằng câu hỏi đòi hỏi phải thuộc bài là phù hợp.
+ 76.31% học sinh đồng ý hình thức trắc nghiệm khách quan là phù hợp, 19.29% học sinh chấp nhận đề kiểm tra có câu hỏi ngắn, chỉ có 4.38% học sinh chấp nhận câu hỏi luận đề.
- Đối với các đề kiểm tra đã làm, có: + 92.15% học sinh KT - ĐG là tốt; + 7.84% không có ý kiến;
+ không có ý kiến nào KT - ĐG chưa tốt.
+ 70% học sinh nhìn nhận với cách kiểm tra mới làm cho bản thân có hứng thú trong học tập và có tác động làm thay đổi cách học theo hướng mới. +Thống kê kết quả điểm của các loại bài kiểm tra của học sinh đảm bảo phân hóa được trình độ học sinh, đảm bảo được đường cong chuẩn.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kiểu KT - ĐG học sinh môn Công nghệ bằng hình thức tự luận có nhiều hạn chế như nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh. Để nâng cao chất lượng dạy học môn học Công nghệ cần phải thay đổi cách kiểm tra đánh giá, cần có công cụ đánh giá khách quan. Qua hơn một năm thử nghiệm, bước đầu tôi xin có một vài kết luận :
- Đề kiểm tra môn Công nghê. thích hợp nhất là câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh hiểu bài và ghi nhớ ý nghĩa nội dung học.
- Hình thức trắc nghiệm kết hợp với câu hỏi ngắn là có nhiều ưu điểm. - Công cụ đánh giá phải được thử nghiệm và hoàn thiện dần, tiến đến chuẩn hóa.
- Khi thay đổi cách KT - ĐG chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi cách dạy và cách học. Vì vậy muốn đổi mới PPDH cần phải quan tâm đầu tư nghiên cứu đổi mới cách KT - ĐG sao cho phù hợp.
Tôi nghĩ rằng trong trường THPT nên thưc hiện chuẩn hóa KT - ĐG kết quả học tập môn Công nghệ cũng như các môn khác, làm sao đánh giá được chất lượng thật sự của học sinh, chúng ta mới có thể tránh được tệ nạn gian dối, thiếu trung thực trong kiểm tra đánh giá và hàng loạt các tiêu cực khác …là nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng giáo dục chưa đảm bảo được yêu cầu đã diễn ra trong thời gian qua./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, Ngày 20 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của nguời khác.
Người viết sáng kiến
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ. . . . 3
1. Tính cấp thiết của đề tài . . . 3
2. Mục đích nghiên cứu . . . 4
3. Kết quả cần đạt. . . 4
4. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu . . . 5
PHẦN II NỘI DUNG. . . . . . 7
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ . . . . . . . 7
A CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ . . . 7
1 Khái niệm kiểm tra đánh giá: . . . 7
2 Mục đích, ý nghĩa, vai trò của KT - ĐG kết quả học tập của học sinh 9 3 Chức năng của KT - ĐG: . . . 10
4 Bản chất của KT - ĐG . . . 11
5 Các tiêu chuẩn về nhận thức áp dụng cho bài KT - ĐG. . . . 12
6 Quy trình của việc KT - ĐG . . . . 12
7 Những yêu cầu và nguyên tắc để KT- ĐG kết quả học tập của học sinh 13 B CÁC PHUƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ . . . 14
I KT - ĐG bằng phuơng pháp quan sát . . . 14 1 Bản chất . . . 14 2 Quy trình thực hiện . . . 15 3 Ưu điểm: . . . . 15 4 Hạn chế. . . . 15 5 Một số lưu ý . . . . 15 II KT - ĐG bằng phương pháp vấn đáp . . . 16 1 Bản chất . . . 16 2 Quy trình thực hiện . . . 16 3 Ưu điểm: . . . . 16 4 Hạn chế. . . . 17 5 Một số lưu ý . . . . 17
III KT - ĐG bằng phương pháp viết . . . 17
1 Phương pháp trắc nghiệm tự luận . . . 17
2 Phương pháp trắc nghiệm khách quan . . . 18
II. THỰC TRẠNG KT - ĐG MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2 - 23 1 Công cụ KT - ĐG . . . 25
2 Cách tổ chức kiểm tra . . . 25
3 Kết quả học tập . . . 26
III. QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2 TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY. . . . 26
IV. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM . . . 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa công nghệ lớp 11 &12. 2. Sách giáo viên công nghệ lớp 11 & 12.