II- NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN
7- Xây dựng các quy định, các thể chế hoạt động văn hóa, sinh hoạt xã
theo hướng bản sắc văn hóa dân tộc.
Một vấn đề rất quan trọng là phải giữ gìn, tạo được môi trường tự nhiên xã hội lành mạnh cho du lịch phát triển, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Du lịch Việt Nam chỉ có thể phát triển theo chiều hướng văn hóa sinh thái môi trường.
Cùng với việc nâng cao nhận thức vấn đề này, phải xây dựng các quy định thể chế hoạt động văn hóa, sinh hoạt xã hội theo chiều hướng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời tăng cường kiểm tra kiểm soát, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các vi phạm. Khi chúng ta có môi trường tốt, giữ vững phát triển thuần phong mĩ tục, bảo vệ môi trường tự nhiên; khi mõi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tập thể và cả cộng đồng có lòng tự trọng và ý thức về phẩm giá, hành động theo pháp luật, thì du khách, kể cả du khách quốc tế đến nước ta , đều phải chấp hành luật pháp và tôn trọng phong tục tập quán của ta, tạo một thông lệ chung lành mạnh. Hiện nay cả nước đang triển khai chỉ thị 64/CT – TƯ Nghị định 87/CP và chỉ thị 814/TTG về việc thiết lập kỉ
cương các hoạt động văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội với các quy định về quảng cáo, vũ trường…Theo những quy định chung đó, ngành du lịch phải thực hiện rất nghiêm và có những kế hoạch cụ thể để các sản phẩm du lịch Việt Nam có nội dung văn hóa lành mạnh, mang bản sắc văn hóa dân tộc.
KẾT LUẬN
Khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch, thực chất là mang lại những giá trị văn hóa đích thực cho du khách, cống hiến cho du khách những cảm giác bất ngờ thú vị, trình diễn một nét độc đáo Việt Nam. Nhìn lại những gì mà chúng ta đã làm được không phải ít nhưng nó còn quá nhỏ bé trước tiềm năng to lớn của Việt Nam.
Bước sang thế kỷ 21, du lịch thế giới có xu hướng chuyển sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương với thể loại du lịch Việt Nam. Ở Việt Nam, phát triển du lịch văn hóa là chiều hướng tất yếu, trong đó lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm trọng tâm. Điều ấy, đòi hỏi ngay từ bây giờ phải ý thức được cho mỗi người dân và đặc biệt là đội ngũ làm du lịch về bản sắc văn hóa Việt Nam để có những định hướng chung.
Theo quy luật phát triển thì đời sống con người ngày càng no đủ, ngày càng thỏa mãn nhiều nhu cầu. Trong tương lai, những phương tiện hiện đại không còn gì mới lạ nó trở thành điều kiện bình thường hằng ngày. Chỉ có những nét sinh hoạt văn hóa mộc mạc đơn sơ nhưng chứa đựng nhiều nét độc đáo mang tính dân dã mới thự sự lôi cuốn hấp dẫn. Cũng từ đó, hình ảnh, con người, đất nước Việt Nam tốt đẹp mới thắm đậm và lưu giữ mãi mãi trong lòng du khách với cả sự kính trọng và cảm phục.
Thay cho lời kết xin được trích lời nhận xét của anh Michaet Keaton cùng hai người bạn Mỹ trước khi rời Việt Nam: “ Đất nước Việt Nam đẹp hơn nhiều những gì chúng tôi tưởng tượng qua sách báo. Hãy giữ lấy nó cho đến ngày tận cùng của thế giới.”./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - TS Trần Tất Chủng. Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ - Khoa Du Lịch. Giao trình Các dân tộc ở Việt Nam.
2 - Bài giảng văn hóa du lịch ( ĐHKDCN )
3 - Sách văn hóa Việt Nam ( ban văn hóa nghệ thuật trung ương ) 4 - Sách cẩm nang hướng dẫn du lịch.
5 - Tạp chí du lịch Việt Nam. 6 - Web tổng cục du lịch.
7 - Hội hè Việt Nam. ( NXB văn hóa dân tộc ) 8 - Web và hình ảnh lễ hội Đền Hùng ( năm 2009 ).
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG I: BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM...3
I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM...3
1- Bản sắc văn hóa là gì ?...3
2- Đặc điểm...4
II- BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM...5
1- Văn hóa Việt Nam theo thời gian lịch sử:...5
1.1. Lớp văn hóa bản địa:( Văn hóa thời tiền sử và thời Văn lang Âu lạc)...5
1.2. Giai đoạn thời Bắc thuộc...5
1.3 Kỷ nguyên văn hóa Đại Việt ...6
1.4 Văn hóa Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ...6
1.5 Xây dựng bản sắc văn hóa dưới thời kì mới (từ 1945 đến nay) ...6
2- Tổng quan về văn hóa Việt Nam...7
CHƯƠNG II: TOUR KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CÔNG TY TÂN ĐẠI PHÁT...9
I- THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DU LỊCH...9
1- Các giá trị văn hóa chủ yếu đang được khac thác trong du lịch ...9
1.1 Gía trị văn hóa vật thể ...9
1.2 Gía trị văn hóa phi vật thể ...10
2- Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch Việt Nam ...12
2.1 Những mặt đã làm được:...12
2.2. Tồn tại...13
II- TOUR DU LỊCH LỄ HỘI VỀ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CÔNG TY TÂN ĐẠI PHÁT ( LỄ HỘI ĐỀN HÙNG ) ...15
1- Văn hóa Phú Thọ và thời Hùng Vương...15
2.1. Phần lễ và phần hội...17
2.2 Tính chất và đặc điểm của lễ hội...18
3- Lễ hội Đền Hùng...22
4- Những thành công và tồn tại của du lịch...28
4.1- Thành công:...28
4.2- Tồn tại :...29
4.3- Nguyên nhân:...30
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÓI CHUNG...32
I- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...32
1- Vì sao phải khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lich Việt Nam...32
2- Khai thác bản sắc văn hóa trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam như thế nào?...33
II- NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH...34
1- Đầu tư, tôn tạo các di tích, khôi phục làng nghề truyền thống, tổ chức tốt các lễ hội ...34
2- Đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông...34
3- Cần có sự phân công và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các ban ngành hữu quan...35
4- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. ...35
5- Tăng cường giáo dục ý thức trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc....35
6- Mở các lớp bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, chuyên đề về khai thác bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch...36
7- Xây dựng các quy định, các thể chế hoạt động văn hóa, sinh hoạt xã hội theo hướng bản sắc văn hóa dân tộc...36