Xác định khoảng cách thông qua xác định cường độ tín hiệu thu nhận RSS (Received

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TÍNH TOÁN PHÂN TÁN RỘNG KHẮP (Trang 40 - 42)

(Received signal strength)

Một phương pháp khác để xác định khoảng cách đó là xác định cường độ tín hiệu thu RSS (Received signal strength) trong đó nó lợi dụng độ suy giảm hay suy hao đường truyền của tín hiệu định vị khi truyền từ bên phát tới bên nhận. Suy hao là một hàm không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa bên phát và bên thu mà còn phụ thuộc vào bước sóng và độ dốc suy hao đường truyền (pathloss gradient). Suy hao đường truyền được xác định bằng nhiều mô hình toán học khác nhau từ đơn giản đến phức tạp và tùy theo hoàn cảnh môi trường trong một điều kiện nhất định, ví dụ như giữa môi trường indoor và môi trường outdoor, mức độ của chướng ngại vật… Phương pháp đơn giản nhất của những mô hình này đó là không gian tự do

độ dốc suy hao đường truyền. Hiện nay cũng có nhiều mô hình khác có độ chính xác cao hơn được áp dụng cho các mục đích định vị như các phương pháp của Hata và Nagatsu (năm 1980), của Song (năm 1994)... Tuy nhiên phương pháp xác định dựa trên cường độ tín hiệu thu RSS nhìn chung có độ chính xác kém hơn so với phương pháp đo thời gian.

2.10 Kết luận

Việc sử dụng phương pháp định vị nào có ảnh hưởng rất lớn việc thiết kế và công nghệ sử dụng trong các hệ thống định vị, trong các phương pháp định vị nêu trên có hai phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả đó là phương pháp định vị tiệm cận và phương pháp định vị giao khoảng cách. Nhìn chung các hệ thống định vị sử dụng phương pháp định vị tiệm cận thường có cấu trúc đơn giản hơn, giá thành rẻ hơn tuy nhiên độ chính xác của hệ thống không cao. Phương pháp định vị giao khoảng cách có cấu tạo phức tạp hơn do đó có giá thành cao hơn, khả năng tính toán và điện năng tiêu thụ của hệ thống lớn hơn.

Để nâng cao độ chính xác trong định vị, xu hướng kết hợp nhiều phương pháp định vị trong các hệ thống cũng là điều được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan tuy nhiên kèm theo đó nhiều thách thức đang chờ đợi người thiết kế hệ thống chẳng hạn như độ phức tạp của hệ thống, giá thành… sẽ tăng lên.

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TRONG TÍNH TOÁN KHẮP NƠI

3.1 Giới thiệu

Việc phân loại và đánh giá các hệ thống định vị là một vấn đề phức tạp, các vấn đề này thông thường độc lập về mặt công nghệ và phương pháp mà các hệ thống định vị áp dụng. Trong phần này sẽ tổng kết các đặc điểm chính của của một hệ thống định vị các đặc điểm này hầu hết dựa trên phân loại của Hightower và

Boriello [3]. Mặc dù không phải tất cả các đặc điểm nêu lên đều tồn tại trong các hệ thống định vị nhưng sự phân loại này sẽ giúp chúng ta có được một cách nhìn hợp lý để mô tả hoặc đánh giá các hệ thống định vị .

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TÍNH TOÁN PHÂN TÁN RỘNG KHẮP (Trang 40 - 42)