Tính chọn van tiết lưu

Một phần của tài liệu nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật lạnh vào ngành chế biến thuỷ sản viêt nam (Trang 50 - 53)

Chương 7 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ

7.7.Tính chọn van tiết lưu

Hình 7.6. Cấu tạo van tiết lưu tự động

A Thân van; B chốt van; C lò xo; D màng ngăn; E bầu cảm biến

Nguyên lý hoạt động

Bầu cảm biến được nối với phía trên màng ngăn nhờ một ống mao. Bầu cảm biến có chứa chất lỏng dễ bay hơi. Chất lỏng được sử dụng thường chính là môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống.

Khi bầu cảm biến được đốt nóng, áp suất hơi bên trong bầu cảm biến tăng, áp suất này truyền theo ống mao và tác động lên phía trên màng ngăn và ép một lực ngược lại lực ép của lò xo lên thanh chốt. Kết quả khe hở được mở rộng ra, lượng môi chất đi qua van nhiều hơn để vào thiết bị bay hơi.

Khi nhiệt độ bầu cảm biến giảm xuống, hơi trong bầu cảm biến ngưng lại một phần, áp suất trong bầu giảm, lực do lò xo thắng lực ép của hơi và đẩy thanh chốt lên phía trên. Kết quả van khép lại một phần và lưu lượng môi chất đi qua van giảm.

Như vậy trong quá trình làm việc van tự động điều chỉnh khe hở giữa chốt và thân van nhằm khống chế mức dịch vào dàn bay hơi vừa đủ và duy trì hơi đầu ra thiết bay hơi có một độ quá nhiệt nhất định. Độ quá nhiệt này

có thể điều chỉnh được bằng cách tăng độ căng của lò xo, khi độ căng lò xo tăng, độ quá nhiệt tăng.

Van tiết lưu là một trong bốn thiết bị quan trọng không thể thiếu được trong các hệ thống lạnh.

Van tiết lưu tự động có 2 loại :

- Van tiết lưu tự động cân bằng trong: chỉ lấy tín hiệu nhiệt độ đầu ra của thiết bị bay hơi. Van tiết lưu tự động cân bằng trong có 1 cửa thông giữa khoang môi chất chuyển động qua van với khoang dưới màng ngăn.

- Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài: lấy tín hiệu nhiệt độ và áp suất đầu ra thiết bị bay hơi. Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài, khoang dưới màng ngăn không thông với khoang môi chất chuyển động qua van mà được nối thông với đầu ra dàn bay hơi nhờ một ống mao.

Ta có các thông số sau: + Q0 – 69,1 kW

+ t0 = - 400C + Môi chất NH3

+ ∆P = Pk – P0 – 2 = 12,7 – 0,72 – 2 = 9,98 bar

→ Chọn van tiết lưu TEX 55-35 [4-378]

KẾT LUẬN

Dựa vào các kết quả tính toán trong bài ta có thể lựa chọn những thiết bị chính phù hợp với hệ thống để đưa vào hoạt động. Trong quá trình hoạt

động để đảm bảo tính an toàn và ổn định trong vận hành, ta còn phải tính đến phần kiểm tra an toàn hệ thống và tính tự động hóa cho hệ thống. Có như vậy thì hệ thống mới hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng yêu cầu đặt ra của người thiết kế. Tuy vậy, trong khuôn khổ nội dung của đề tài, nhóm em không thể trình bày toàn bộ nội dung của phần này mà chỉ chú trọng vào phần tính toán và thiết kế hệ thống theo yêu cầu của đề tài được giao.

Kết quả tính toán:

- Kích thước tủ cấp đông: 3300 x 1660 x 1900 (D x R x C). - Số tấm lắc: 11 tấm.

- Công suất máy nén lắp đặt: 73,2 kW. - Thiết bị ngưng tụ:

+ Công suất thiết bị ngưng tụ: 93,96 kW. + Diện tích bề mặt: 26,06 m2.

- Thiết bị bay hơi: diện tích trao đổi nhiệt: 540m2

Trong quá trình tính toán thiết kế, tuy đã tính đến các tổn thất cơ bản của hệ thống lạnh nhưng vẫn chưa đề cập đến những tổn thất lạnh có thể có vì đã được bỏ qua để quá trình tính toán được nhanh chóng và đơn giản hơn. Vì vậy kết quả xác định được tuy không phải là chính xác tuyệt đối nhưng cũng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của hệ thống.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong Quý Thầy Cô và các bạn đóng góp ý kiến quý báu để giúp đề tài hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật lạnh vào ngành chế biến thuỷ sản viêt nam (Trang 50 - 53)