I. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHÌ (Pb) ĐẾN MỘT SỐ CHỈTIÊU
1.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ Pb đến hàm lượng diệp lụ ca trong lá đậu
Abelmoschus esculentus).
1.1 Ảnh hưởng của nồng độ Pb đến hàm lượng diệp lục trong lá đậu bắp. bắp.
1.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ Pb đến hàm lượng diệp lục a trong lá đậu bắp. bắp.
Thực vật chứa các sắc tố quang hợp với chức năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các chất hữu cơ. Do vậy, sắc tố quang hợp có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
các sản phẩm quang hợp. Sắc tố quang hợp bao gồm diệp lục, carotenoit (có ở cây xanh) và phycobilin.
Trong các sắc tố quang hợp, diệp lục là sắc tố quan trọng nhất. Phân tử diệp lục không tan trong nước mà chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như: acetone, benzen, cồn… Vì vậy, người ta dùng những dung môi này để chiết rút diệp lục. Diệp lục có khả năng hấp thụ chọn lọc ánh sáng. Nhờ đó, người ta có thể xác định được hàm lượng diệp lục bằng phương pháp so màu trên máy quang phổ.
Ở thực vật bậc cao có hai loại diệp lục a và diệp lục b. Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào các phản ứng chuyển hóa quang năng thành hóa năng, còn các sắc tố khác thì hấp thụ năng lượng ánh sáng và năng lượng đã hấp thụ cho diệp lục a. Công thức hóa học của diệp lục a là C55H70O5N4Mg, diệp lục b là C55H70O6N4Mg. Diệp lục a hấp thụ mạnh nhất ở 2 miền ánh sáng ứng với 2 đỉnh của phổ hấp thụ, miền ánh sáng đỏ với λMAX = 662 nm và miền ánh sáng xanh tím với λMAX = 430 nm.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Pb đến hàm lượng diệp lục a trong lá đậu bắp được trình bày trong bảng 1:
Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ Pb đến hàm lượng diệp lục a trong lá
Công thức Giai đoạn ra hoa
Diệp lục a ( mg/g chất tươi) % so với ĐC
CT I ( ĐC) 2,95 ± 0,10 100
CT II (70 ppm) 2,98 ± 0,03 101,02
CT III (210 ppm) 3,47 ± 0,08 117,62
Trong bảng trên không có số liệu hàm lượng diệp lục a ở giai đoạn trước ra hoa là do trong quá trình làm thí nghiệm vì một vài lý do khách qua nên không có kết quả để phân tích.