- Căn cứ các báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của nhà trường trình Bộ, ngành, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về thực trạng và kế hoạch phát triển cơ sở vật chất.
- Chọn lọc nội dung và các ý kiến tại hội nghị chuyên đề của UBND tỉnh về giáo dục, để báo cáo tinh thần các cuộc họp Đảng bộ, Lãnh đạo trường ở nhà trường về thực trạng cơ sở vật chất và biện pháp tăng cường cơ sở vật chất.
Kết quả:
- Các kết quả mà chúng tôi thu thập được về việc thực hiện có hiệu quả quản lý cơ sở vật chất tập trung vào một số vấn đề sau:
- Rất cần thiết và cần phải tập trung hơn nữa vào hoạt động đổi mới của Lãnh đạo nhà trường trong việc quản lý cơ sở vật chất, bao gồm: Xây dựng kế hoạch có tính khả thi, phân công nhân lực, công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả, đúng mục đích.
- Lập được nề nếp, kỷ cương trong nhà trường và quản lý cơ sở vật chất đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên.
- Việc sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho cơ sở vật chất là nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó phải chủ động trong công tác xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất để được hỗ trợ, tài trợ các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội.
- Chăm lo việc bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho nhân viên thường xuyên để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, cho hoạt động giáo dục, tăng cường ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ của công, hạn chế đến mức độ thấp nhất thất thoát, hỏng hóc tài sản công của Nhà trường.
- Kịp thời tham mưu, đề xuất kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất cho Bộ, ngành, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh để được sự quan tâm đầu tư góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Quan tâm hơn đến chế độ đãi ngộ, khen thưởng, động viên đối với những tập thể và cá nhân có nhiều công lao và thành tích quản lý cơ sở vật chất góp phần nêu cao tinh thần, trách nhiệm, lòng yêu nghề, yêu trường lớp của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên