THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH TÍN DỤNG (Trang 31 - 33)

Hoạt động tín dụng là huyết mạch mang lại nguồn máu chính cho các ngân hàng VN từ xưa đến nay nhưng trong những năm gần đây, tình hình tài chính khó khăn đã khiến hoạt động này biến tướng và những sai phạm tham nhũng tội phạm tăng cao hơn bao giờ hết. Nguyên nhân bởi lẽ trong thực tế, các CBTD không phải lúc nào cũng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã nêu trên. Lí do của hiện tượng trên có thể là do: áp lực doanh số, chỉ tiêu khiến CBTD phải “lờ” đi một số bước hoạt một số chỉ tiêu đánh giá để ra quyết định cho vay; sự quản lý lỏng lẽo nhân viên của bộ phận giám sát, quản lý; đạo đức nghề nghiệp của CBTD; ...Mà trong đó sự thiếu kiến thức về tội phạm trong hoạt động NH và trong quy trình tín dụng của sinh viên cũng như nhân viên NH đã đem lại những hậu quả đáng tiếc

vì vậy nhóm đưa thêm phần thực trạng này để nhằm giúp các bạn có thể có cái nhìn cụ thể hơn nhằm tránh rủi ro cho bản thân cũng như người thân.

Việc không tuân thủ đúng quy trình tín dụng ngoài việc làm phát sinh nợ xấu cho ngân hàng còn gây rủi ro cho CBTD.

Điều 179: Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các TCTD:

1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một đến bảy năm:

a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;

[xem Nghị định Chính Phủ về việc bảo đảm tiền vay của các TCTD số 178/1999/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ]

b) Cho vay quá giới hạn quy định;

[xem giới hạn cấp tín dụng phần II] c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.”

[Bộ luật Hình Sự năm 1999]

Như có thể thấy, hai mục 1a và 1b ở trên quy định khá rõ ràng và cụ thể về các hành vi bị xem là trái pháp luật trong hoạt động NH tuy nhiên mục 1c lại quy định chung chung, không cụ thể vì vậy đây là quy định mà phần nhiều CBNV ngân hàng bị áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự nhất. Bởi vì mặc dù nhân viên Nh hay CBTD không hề vi phạm quy định nào của pháp luật, không vi phạm Bộ luật Hình sự, không vi phạm theo Luật Các tổ chức tín dụng hay thông tư, nghị định nào mà chỉ vi phạm quy trình, quy chế nội bộ của tổ chức nhưng thực tế họ bị nhưng trên thực tế phần lớn đều bị tổ chức đó đề nghị xử lý hình sự thay vì chỉ sa thải hay đòi bồi thường.

Các hành vi sai phạm khác đó có thể xuất hiện trong việc thẩm định, đánh giá hồ sơ vay vốn, tình hình hoạt động, kinh doanh và tài chính của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay cũng như kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn của DN.

Ví dụ 1: Năm 2008, Trần Hoàng Vương – các bộ tín dụng đã có thâm niên hơn 10 năm công tác trong ngành ngân hàng đã phải đối mặt với cáo buộc từ NH ACB về những sai sót xảy ra trong quá trình cấp tín dụng. Và vị trưởng phòng ngân hàng này đã phải lựa chọn giữa các phương án nghỉ việc và đền tiền, hoặc là bị tố cáo ra cơ quan công an. Cuối cùng, cán bộ ngân hàng này lựa chọn bán nhà để đền 1 tỷ đồng rồi tìm kiếm công việc khác

Ví dụ 2: tháng 8 năm 2012 vừa qua TAND TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án Lê Bá Quỳ, Phùng Văn Thúy dùng 21 sổ đỏ giả và 4 pháp nhân để lừa đảo hơn 70 tỷ đồng của 5 ngân hàng. Trong vụ án này đã có 5 cán bộ tín dụng phải đứng trước vành móng ngựa vì tội danh ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’. Theo cáo trạng, Phạm Văn Sơn, cán bộ tín dụng của Agribank Gia Lâm đã xếp Công ty Quỳ Leather, một trong 4 pháp nhân nói trên, vào nhóm khách hàng hạng A để được ưu đãi (lãi suất thấp và chỉ cần một phần tài sản đảm bảo) khi vay vốn, dù rằng công ty này mới thành lập được 1 tháng và do không đi kiểm tra thực tế xem xét hoạt động giám sát sau khi giải ngân. Cũng trong vụ việc này, Bùi Văn Hải, cán bộ tín dụng PGBank Hà Nội đã không thực hiện thẩm định cụ thể hồ sơ nên không phát hiện ra các hợp đồng kinh tế của Công ty Thủy’s Ceramics đều là hợp đồng giả, không

kiểm tra tài sản thế chấp mà vẫn báo cáo thẩm định đề xuất cho vay. Theo cáo trạng thì các cán bộ tín dụng còn lại như Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Văn Tiệp… đều ‘mắc lỗi’ trong việc thẩm định hồ sơ.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH TÍN DỤNG (Trang 31 - 33)