2. Theo loại tiền
2.2.3 Tình hình nợ quá hạn.
Kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NHTM nói chung và của Chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng nói riêng và cũng như những ngành khác, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng
để sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả nhất là công việc hết sức khó khăn. Nếu nguồn huy động lớn mà dư nợ nhỏ thì Ngân hàng bị ứ đọng vốn, làm hạn chế khả năng sinh lời nhưng nếu dư nợ tín dụng tăng quá cao thì cũng không phải là điều tốt. Vì dư nợ tín dụng lớn dẫn đến tình trạng những khoản nợ không thu hồi được thì phải chuyển sang nợ quá hạn, việc này làm chậm vòng luân chuyển vốn và làm giảm lợi nhuận.
Khi xem xét chất lượng tín dụng thì một vấn đề mà các NHTM đều phải quan tâm phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân để đưa ra các biện pháp ngăn chặn và giải quyết đó là nợ quá hạn. Nợ quá hạn xẩy ra là biểu hiện không lành mạnh trong quá trình hoạt động của các NHTM đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút, báo hiệu sự rủi ro đối với khách hàng và ngân hàng. Cụ thể tình hình nợ quá hạn trong những năm vừa qua của Chi nhánh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ qua bảng sau:
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn đối với DNV & N tại Chi nhánh
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006
1. Tổng dư nợ Tr. đồng 362.791 355.363 262.182
2. Nợ quá hạn Tr. đồng 4.622 5.989 5.728
3. Tỷ lệ nợ quá hạn % 1,27 1,68 2,58
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2004 - 2006)
Qua bảng trên ta thấy: Nợ quá hạn trong những năm qua có sự biến động, do vậy đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Nếu nợ quá hạn năm 2004 là 4.622 triệu đồng thì năm 2005 tăng lên 5.989 triệu đồng và năm 2006 giảm xuống còn 5.728 triệu đồng. Mặc dù vậy tỷ lệ nợ quá hạn theo mặt bằng chung ở các NHTM (3%) thì tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNV & N tại Chi nhánh vẫn có thể chấp nhận được. Điều này cho thấy việc cho vay loại hình DN này đã đạt được hiệu quả.