F-TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Một phần của tài liệu Kế hoạch quản lý môi trường khoáng sản (Trang 31 - 34)

b. Kế hoạch giảm thiểu.

F-TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

BẢNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Vai trò Trách nhiệm Tổ chức Trách nhiệm

báo cáo

Giám sát

Thực hiện giám sát các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch

Cán bộ giám sát

Báo cáo cho UBND thị xã Cẩm Phả mỗi tháng 1 lần

Nhà thầu

- áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng

-Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân

- Bố trí công nhân kỹ thuật thực hiện xây dựng hệ thống cấp thoát nước và huy động xe tưới nước xử lý bụi

Báo cáo cho UBND thị xã Cẩm Phả về tiến độ và tình hình thực hiện Giám sát độc lập Giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch

Cán bộ của UBND thị xã Cẩm Phả

Báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện của chủ thầu Sau khi bản kế hoạch được xây dựng qua 6 bước đưa ra các kết luận cụ thể về những tình hình thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý môi trường của bản dự án bổ sung phần sâu khu mỏ khe chàm II-IV. Để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể trong làm giảm ô nhiễm môi trường. Ví dụ:

Trong quá trình thi công các lỗ khoan thăm dò, các hợp chất dầu, mỡ, dung dịch khoan, xút (NaOH) và các hoá chất khác thải ra môi trường, mặc dù số lượng ít, nhưng vẫn phải tuân thủ quy định công tác bảo vệ tài nguyên - môi trường của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã ban hành. Các hố dung dịch khoan phải được san lấp cẩn thận, đảm bảo an toàn...

Trong quá trình thi công các công trình khoan cần phải:

- Tuyệt đối không được chặt phá rừng, nhà mẫu, lán trại, kho vật tư và các công trình khác.

- Không được xả các loại dung dịch có chứa hoá chất xuống khe suối, xuống thảm thực vật làm ô nhiễm nguồn nước và hư hại thảm thực vật.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu môi trường khai thác khoáng sản của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của nước Việt Nam nói chung, nhận thấy ngành công nghiệp khai thác mỏ hàng năm tạo ra khối lượng đất đá thải lớn do phải bóc đất phủ và quặng nghèo, đặc biệt khai thác mỏ khoáng sản độc hại thì việc xử lý chất thải rắn rất phức tạp. Trong đất đá thải chứa nhiều tạp chất khác nhau nên phải được quản lý theo quy trình nghiêm ngặt để ngăn ngừa ô nhiễm nước mặt, nước ngầm. Việc chuyển đổi phương pháp khai thác từ lộ thiên sang hầm lò cũng giảm thiểu tác động tới môi trường, khắc phục được tình trạng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do đất đá thải gây ra.

Nhiều mỏ than ở Quảng Ninh đã và đang lựa chọn phương pháp khai thác than hầm lò hoặc kết hợp lộ thiên và hầm lò vừa đáp ứng việc khai thác than ở độ sâu nhằm gia tăng sản lượng vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các dự án trong khai thác mỏ cũng cần giảm thiểu lượng nước tiêu thụ và sử dụng năng lượng có hiệu quả, đồng thời áp dụng công nghệ tái sử dụng nước tối đa. Muốn vậy các thiết bị sử dụng trong mỏ phải đảm bảo tiêu hao năng lượng thấp và thải ít chất thải ra môi trường xung quanh. Các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, nhất là chế biến cần nâng cao trách nhiệm trong công tác BVMT, chủ động đổi mới công nghệ, hướng tới công nghệ sạch, tiết kiệm tài nguyên với một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật lành nghề. BVMT là vấn đề cơ bản của phát triển bền vững, là thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính vì vậy kế hoạch quản lý môi trường là công cụ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu khác nhau về bảo vệ môi trường của các dự án phát triển.

Một phần của tài liệu Kế hoạch quản lý môi trường khoáng sản (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w