ưu thế ở sông Thị Vải. Lần thu mẫu tháng 7 năm 1994 loài này chiếm ưu thế trong 2/5 mẫu.
Sau ngày 2 tháng 10 năm 1994: Oithona Similis và Nauplius Copepoda là các dạng Copepoda có kích thước nhỏ, chiếm ưu thế ở hầu hết các trạm thu mẫu.Môi
trường đã chuyển biến lớn theo hướng giàu dinh dưỡng. Đáng lưu ý, ấu trùng Polychaeta lại trở thành một trong nhóm loài ưu thế của động vật phiêu sinh, hiện tượng này gắn liền với sự tăng đột biến số lượng các loài giun nhiều tơ sống định cư ở lớp bùn đáy khu vực từ cửa rạch Mương tới Long Thọ.
Khi sử dụng đánh giá chất lượng môi trường nước bằng tỷ số: Số lượng Cyclopoida
--- (Kriuskova, 1982) Số lượng Calanoida
Ta có thể thấy:
• Trước ngày 2 tháng 10 năm 1994 tỷ số Cyclopoida / Calanoida < 1, môi trường sông Thị Vải thuộc loại nghèo dinh dưỡng đến dinh dưỡng trung bình.
• Sau ngày 2 tháng 10 năm 1994 đến nay, tỷ số Cyclopoida / Calanoida > 1, mối trường thuộc loại giàu dinh dưỡng đến quá giàu dinh dưỡng.
3.3. Động vật đáy
Trước ngày 2 tháng 10 năm 1994, đã biết 33 loài động vật đáy gồm: - Giun nhiều tơ : 17 loài
- Giáp xác : 09 loài
- Nhuyễn thể : 06 loài
- Da gai : 01 loài
Ngoài ra khu vực cảng Gò Dầu còn xuất hiện Bút Biển (Pennatae - Coelenterata), Cầu Gai Tắng , Hải Sâm, Sao Biển (Echinodermata).
Số loài giun nhiều tơ sống định cư nhiều (9 loài) cùng với bút biển, san hô đá vôi đơn và loài da gai Amphioplus được coi là những loài tiêu biểu cho môi trường nước có biên độ triều lớn, nền đáy gốc rắn nước chảy mạnh.
Số lượng động vật đáy thấp, từ 30-260 con/m3, các loài giun nhiều tơ sống định cư Sternaspis scutata, Sebellides cementarium, Terebelloides stroemi chiếm ưu thế.
Nơi bùn nhuyễn, các lòai giáp xác Apseudes vietnamensis, loài hai mảnh vỏ Aloidis sp. chiếm ưu thế. Ở nền đáy sét xám rắn, loài da gai Amphioplus laevis chiếm ưu thế.
Ngày nay, thành phần loài có sự thay đổi lớn. Số loài giun nhiều tơ sống định cư (Sedentaria) tăng đến 16 loài, giáp xác giảm 1 loài (Apseudes sp.):
• Khi chưa bị nhiễm bẩn, các loài giun nhiều tơ sống định cư Bispira polymorpha. Sebellides sp., Idanthyrus pennatus, Asychis gotoi, Chaetozone setosa, … phân bố rải rác ở bãi bùn ven sông, số lượng ít. Khi bị nhiễm bẩn sau ngày 2 tháng 10 năm 1994. Các loài này phát triển số lượng lớn ở hai khu vực từ cảng Phú Mỹ ngang tắc Nha Phương và khu vực Long Thọ. Lần thu mẫu tháng 10 năm 1995, loài giun nhiều tơ sống định cư Sabellides sp. Tăng đột biến về số lượng tới hàng ngàn con.
• Mẫu thu tháng 8 năm 1996 ở Phước Thọ, Sabellides sp. Là loài chiếm ưu thế, nhưng số lượng chỉ từ 250-360con/m3. Vì thế chúng ta có thể coi đó là những tiêu biểu cho môi trường nhiễm bẩn chất hữu cơ và oxy hòa tan thấp.
• Ngược lại, các loài giáp xáx thích nghi với môi trường ít bẩn hơn so với giun nhiều tơ thuộc Amphipoda, Isopoda, Tanaidacea, ngày nay chỉ phân bố và phát triển ở xa nhuồn bẩn từ cửa Cái Mép – rạch Mương và cửa suối Cả.
• Các loài ốc ăn mùn bã hữu cơ , hai mảnh vỏ có lối ăn lọc các phần tử hữu cơ nhỏ bé lơ lửng trong môi trường nước đã bị tiêu diệt hoàn toàn ở khu vực cảng Phú Mỹ đến Long Thọ. Ở các rạch chính như rạch Nước Lớn và rạch Mương, nhuyễn thể chỉ còn gặp ở khu vực đầu nguồn gần cầu Thái Thiện và cầu Thị Vải trên quốc lộ 51.
Nhìn chung, ngày nay ở sông Thị Vải đã hình thành 4 khu vực phân bố của động vật đáy tương ứng với tình hình biến đổi môi trường, đặc biệt là sự biến đổi theo chiều hướng ngày càng ô nhiễm của nền đáy thủy vực:
• Khu vực cửa sông: Nền đáy sét, màu nâu, số lượng thấp (< 400con/m3), độ đa dạng cao, ưu thế là giun nhiều tơ tự do, giáp xác Amphipoda, Bivalvia.
• Khu vực Phú Mỵ, rạch Mương - ngang cửa tắt Nha Phương: Nền đáy sét màu xám đen, số lượng lớn, thường trên 400 con/m3 , ưu thế là giun nhiều tơ sống định cư. Độ đa dạng thấp.
• Khu vực cảng Gò Dầu, cửa rạch Nước Lớn: Gần nguồn thải, bùn đen hôi thối, động vật đáy bị hủy diệt hoàn toàn.
• Khu vực Long Thọ: Nền đáy sét đen xámm động vật đáy phong phú, thành phần loài và số lượng tương tự khu Phú Mỹ - rạch Mương.