ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (Trang 60 - 63)

CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Những thành tích đạt được

Vấn đề đạo đức kinh doanh đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm và có ý thức đầu tư. Trải qua hơn 20 năm mở cửa nền kinh tế, cùng với những nhân tố ảnh hưởng tốt đẹp của truyền thống dân tộc, đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

Nhà nước đã thể chế hóa được các nguyên tắc đạo đức kinh doanh cơ bản thành các văn bản luật như Luật Lao động, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật bảo vệ môi trường.

Đạo đức kinh doanh ngày càng được nâng cao thông qua các giải thưởng, hoạt động tuyên truyền cổ vũ của các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp…

Nhiều doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty lớn rất có ý thức về trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh, tự nguyện đóng góp và phát triển các chương trình cộng đồng; đảm bảo chất lượng sản phẩm và quyền lợi người lao động, nhằm tạo uy tín và xây dựng thương hiệu cho bản thân doanh nghiệp.

2. Những tồn tại cần khắc phục

Nhiều hiện tượng vi phạm đạo đức kinh doanh vẫn diễn ra với mức độ ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Các vi phạm thường tập trung ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa ở địa phương, các khu công nghiệp và chế xuất, các doanh nghiệp tư nhân.

Đối với người lao động vẫn còn nhiều vi phạm đạo đức kinh doanh như việc trả lương dưới mức sống tối thiểu, không đảm bảo an toàn bảo hộ lao động, vi phạm quyền được đãi ngộ bình đẳng và tôn trọng của người lao động…

Tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh đối với khách hàng đang gia tăng, với các vụ việc quảng cáo không trung thực, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, các vụ việc ép giá người tiêu dùng.

Các vụ việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang xâm hại nghiêm trọng tới lợi ích của cộng đồng xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới người dân.

3. Nguyên nhân tồn tại

Các văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập, Nhà nước cần thể chế chặt chẽ hơn nữa các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, phù hợp với các tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế

Tính hiệu lực của các văn bản pháp luật còn thấp, công tác giám sát thanh tra và quản lý việc thực thi của các doanh nghiệp còn thiếu và yếu.

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, mới chỉ quan tâm đến việc sản xuất kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận tối đa mà không chú ý tới lợi ích tối ưu cho người lao động, khách hàng và cộng đồng xã hội.

Công tác tuyên truyền về đạo đức kinh doanh còn thiếu, người dân chưa có kiến thức cơ bản về đạo đức kinh doanh và luật pháp có liên quan.

4. Một số giải pháp hỗ trợ

a.Hoàn thiện và bổ sung khung chính sách và pháp luật có liên quan. b.Tăng cường và minh bạch công tác thanh tra giám sát.

c.Đào tạo kiến thức về đạo đức kinh doanh. d. Xây dựng các giải thưởng và chế độ ưu đãi.

e. Đổi mới hoạt động các hiệp hội bảo vệ quyền lợi cộng đồng.

C.KẾT LUẬN

Văn hóa doanh nghiệp là vấn đề mới mẻ và rất cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi đó không chỉ là yêu cầu văn hóa trong kinh doanh, mà cùng với yêu cầu này, văn hóa doanh nghiệp cũng là một nguồn lực, một nguồn vốn xã hội của quốc gia, của doanh nghiệp đem lại lợi ích kinh tế. Nguồn lực, nguồn vốn xã hội này cần được nhận thức, nghiên cứu và vận dụng một cách tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp – các tế bào kinh tế của một quốc gia.

Tóm tại, cũng như văn hóa, đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng là những phạm trù phức tạp, cần nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện và phát triển. Ở nước ta hiện nay, trong đội ngũ các nhà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không phải tất cả đều đã có đạo đức kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc giáo dục và tự rèn luyện đạo đức kinh doanh lành mạnh - đạo đức kinh doanh xã hội chủ nghĩa với các nhà doanh nghiệp là cần thiết, phải làm một cách có kế hoạch, bài bản và thường xuyên.

Là một quốc gia đang phát triển, mới tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, những phạm trù như văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Được biết trong thời gian tới, chính phủ Việt Nam đang có chủ trương nâng cao trình độ nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang khuyến cáo các trường Đại học và Cao đẳng cần đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với trình độ chung trên thế giới. Có được những yếu tố thuận lợi này và truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt Nam, hy vọng là trong thời gian tới, nhận thức của người Việt Nam về Đạo Đức Kinh Doanh sẽ nhanh chóng được nâng cao, góp phần duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

1. Đạo đức Kinh doanh, 2002, Luật gia Phạm Quốc Toản, NXB Thống Kê.

2. Giáo trình Đạo đức Kinh doanh và Văn hóa Doanh nghiệp, 2005, TS. Nguyễn Mạnh Quân, NXB Lao động - Xã hội. Mạnh Quân, NXB Lao động - Xã hội.

3. Học làm Giám đốc Kinh doanh - Phương pháp Quản lý nhân sự và Tổ chức công việc hiệu quả, 2005, Quốc Hùng, NXB Văn hóa Thông tin. công việc hiệu quả, 2005, Quốc Hùng, NXB Văn hóa Thông tin.

4. Quản trị Kinh doanh Quốc tế, 2001, Khoa Thương mại-Du lịch (ĐH Kinh tế).5. Một số trang web:www.tailieu.vn; www.sachdoanhnhân.com; dddn.com.vn; 5. Một số trang web:www.tailieu.vn; www.sachdoanhnhân.com; dddn.com.vn; www.doanhnhan.net.

6. Nguyễn Thị Hồng Nhung. Văn hóa và đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương. 2008

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (Trang 60 - 63)