Tác động của biến động Euro đến kinh tế thế giớ

Một phần của tài liệu khủng hoảng kinh tế hy lạp và sức mạnh của đồng euro (Trang 25 - 29)

3. Khủng hoảng Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro 1 Diễn biến của đồng Euro

3.2 Tác động của biến động Euro đến kinh tế thế giớ

Có thể nói, đồng Euro đang chịu áp lực kép, bao gồm tác động của suy thoái toàn cầu và thâm hụt tài chính tại Hy Lạp, trong đó tình hình tài chính Hy Lạp không thể khắc phục một sớm một chiều và cần có biện pháp khắt khe.

Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ rằng, đối với các doanh nghiệp ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), một đồng USD mạnh là tốt, còn một đồng Euro mạnh là không tốt.

Đúng là đồng Euro suy yếu là một nhân tố hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu của châu Âu. Với tỷ giá Euro giảm, hàng hóa xuất khẩu của châu Âu, từ xe hơi, máy móc, tới rượu

Kh

ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

bia trở nên rẻ hơn khi được tiêu thụ ở nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ và cả những quốc gia neo tỷ giá đồng nội tệ vào USD.

Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng là điều mà các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang cần, vì họ đang đương đầu với thâm hụt thương mại khổng lồ và chật vật để tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù vậy, sự đi xuống của đồng Euro cũng mang trong nó hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực. Giá dầu lửa và các loại nguyên vật liệu thô được định giá bằng đồng USD đang leo thang. Giá tiêu dùng cũng có thể chịu áp lực tăng do hàng hóa nhập khẩu từ thị trường bên ngoài vào Eurozone có thể trở nên đắt đỏ hơn đối với người dân ở khu vực này.

New York Times cũng cho rằng, Euro mất giá cũng là bằng chứng rõ nét nhất về sự lo ngại của giới đầu tư trước cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và sự bất lực của Eurozone trong việc đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ chặt chẽ các quỹ định về chính sách tài khóa.

Mặc dù vậy, vấn đề mà các doanh nghiệp trong Eurozone quan tâm nhất những ngày này không phải là giá trị của Euro mà là tính ổn định của tỷ giá đồng tiền này. Giới chủ doanh nghiệp trong khu vực hy vọng, tỷ giá Euro sẽ không có những cú tăng giảm quá mạnh. “Các công ty thường định ra kế hoạch kinh doanh trướng 18 tháng. Nếu tỷ giá đồng tiền biến động mạnh, họ sẽ không có đủ thời gian để phản ứng và phòng vệ”, ông Praefcke cho hay.

Những biến động mạnh về tỷ giá đồng USD, Euro và Yên Nhật cũng tạo ra những cú sốc đối với đồng tiền của các nước thuộc Đông Âu và châu Á. Nhiều nhà xuất khẩu, trong đó có hãng xe lớn nhất châu Âu Volkswagen đã ngậm ngùi trả thêm chi phí 1,2 tỷ Euro (tương đương 1,65 tỷ USD) do biến động tỷ giá của đồng Rúp và các đồng tiền khác trong năm 2009.

Hãng bia Heineken của Đức cũng khốn đốn vì sự mất giá mạnh của đồng tiền của các nước mới nổi. Heineken cho biết, đồng Zloty của Ba Lan mất giá 23% trong năm 2009 đã khiến doanh thu của hãng sụt giảm 37 triệu USD. Tương tự, đồng USD của năm 2009 yếu đi so với năm 2008 đã khiến doanh thu của Heineken “bốc hơn” 17 triệu USD.

Kh

ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Sự biến động liên tục, nhưng chủ yếu là sự mất giá của Euro so với USD và Yên vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các nước, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến giá dầu và trong lĩnh vực xuất khẩu của các nước.

3.3 Giải pháp nhằm ổn định đồng Euro

Khủng hoảng nợ châu Âu đã giáng một đòn nặng nề vào sức mạnh của đồng Euro, nhưng vẫn còn đó cơ hội để lấy lại vị thế cho đồng tiền này trước khi quá muộn.

Khi đồng euro ra mắt công chúng năm 1999, những nhà sáng lập tuyên bố đây là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử kinh tế, đem đến cơ hội cải thiện thương mại và đầu tư trong khu vực. Kể từ đó, Euro trở thành đồng tiền phổ biến thứ hai trong thương mại toàn cầu, sau đô la Mỹ, và có mặt trong hơn 1/3 tổng số giao dịch ngoại hối trên thế giới.

Tuy nhiên, áp lực lên đồng tiền chung châu Âu đang ngày càng gia tăng khi cuộc khủng hoảng nợ bắt nguồn từ Hy Lạp và Ireland có xu hướng lan rộng. Lường trước những nguy cơ tiềm ẩn, các chuyên gia của Viện kinh tế học quốc tế Peterson đưa ra ba biện pháp có thể giúp đồng euro đứng vững trong tương lai:

Nhìn nhận nghiêm túc vấn đề của các ngân hàng.

Một nguyên nhân quan trọng đẩy châu Âu rơi vào khủng hoảng là do các khoản tín dụng được ngân hàng cấp dễ dãi cùng với việc tiêu dùng kém hiệu quả diễn ra trong thời gian dài.

Tương tự đợt thanh tra ở Mỹ, các ngân hàng châu Âu cũng đã trải qua cuộc khảo nghiệm tình hình tài chính khi khủng hoảng nợ bùng phát. Kết quả được thông báo vào tháng Bảy cho thấy chỉ có 7 trong số 91 ngân hàng bị “đánh trượt”, các ngân hàng ở Tây Ban Nha, Đức và Hy Lạp gặp nhiều khó khăn nhất trong việc huy động vốn. Kết luận này đáng lạc quan hơn rất nhiều so với kỳ vọng của giới đầu tư.

Trong khi đó, gói cứu trợ Ireland trị giá 115 tỷ USD được các nhà lãnh đạo khu vực đưa ra sau cuộc họp vào cuối tháng 11 cho thấy đợt thanh tra không nói lên được nhiều về tình hình thực tế.

Hai ngân hàng ở Ireland là Allied Irish Banks và Bank of Ireland là đối tượng cần cứu trợ nhưng “giấy chứng nhận sức khỏe” của họ lại chẳng hề có tỳ vết. Veron nhận xét: “Đó chỉ là một hành động mang tính hình thức, không có nhà đầu tư nào tin rằng cuộc thanh tra được tiến hành một cách nghiêm túc.”

Lập quỹ đề phòng khủng hoảng.

Kh

ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Không ai có thể nói chắc cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu hiện nay sẽ gây ra tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến mức nào, hay những hậu quả của nó sẽ kéo dài bao nhiêu năm nữa.

Vì vậy, chuyên gia Jacob Funk Kirkegaard của viện Peterson cho rằng bước quan trọng trên con đường hướng tới sự ổn định của đồng Euro là việc thành lập một quỹ hỗ trợ lâu dài.

Quỹ này đóng vai trò như hợp đồng bảo hiểm cho các quốc gia trước những cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.

Trên thực tế, các nhà lãnh đạo châu Âu đã sớm tiếp cận giải pháp này với việc cho ra đời Quỹ bình ổn tài chính châu Âu hồi tháng Năm nhằm giải cứu Hy Lạp và Ireland. Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, tất nhiên là quốc gia đóng góp nhiều nhất với 575 tỷ USD. Quỹ bình ổn tạm thời sẽ hết hiệu lực vào năm 2013, nhưng nhiều khả năng nó sẽ chuyển thành một định chế vĩnh viễn thông qua Cơ chế bình ổn châu Âu, một dự án mới được ra mắt nhằm cung cấp các hỗ trợ tài chính cho những quốc gia trong eurozone gặp rủi ro thanh khoản (tuy nhiên vẫn phải đảm bảo khả năng thanh toán).

Mặt trái của việc thành lập quỹ là có thể khuyến khích những động thái gây rủi ro lớn hơn từ các thành viên trong liên minh tiền tệ châu Âu, bởi họ biết chắc mình sẽ được trợ giúp nếu chẳng may gặp hoạn nạn.

Tuy nhiên, Kirkegaard lập luận rằng khả năng này sẽ được hạn chế với việc đặt ra điều kiện chặt chẽ cho các khoản vay từ quỹ bình ổn.

Kéo khu vực tư nhân vào cuộc.

Quỹ bình ổn vĩnh viễn một khi được thành lập sẽ trở thành chỗ dựa dẫm cho các quốc gia trong eurozone. Cuối cùng, không ai khác ngoài Đức và Pháp, những thành viên giàu có nhất, sẽ phải gánh chịu phần lớn khoản chi phí của quỹ.

Vì thế, để tạo sự công bằng, cần có một cơ chế đúng đắn buộc chính phủ các nước trong khu vực phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ công khác.

Ngoài quỹ bình ổn vĩnh viễn, các nhà lãnh đạo châu Âu rất có thể sẽ tiến hành tái cơ cấu nhằm chia sẻ một phần gánh nặng sang khu vực tư nhân.

Kh

ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Bước đi này đóng một vai trò quan trọng, bởi nó buộc chính phủ phải thừa nhận áp lực từ thị trường và thi hành chính sách tài khóa hợp lý hơn nhằm đề phòng nguy cơ khủng hoảng nợ.

Có rất nhiều giải pháp nhằm ổn định đồng Euro, và các nước EU, chủ yếu là Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang thực hiện. Mục đích các giải pháp tập trung chủ yếu vào giải quyết tình trạng nợ công của Hy Lạp, từ đó giải quyết nợ công của các nước khác trong khu vực. Vấn đề quan trọng là xây dựng một sức mạnh về tài chính lớn mạnh và bền vững để chủ động và giải quyết kịp thời các nhân tố tiêu cực nhằm ngăn chặn khủng hoảng xảy ra và lan rộng.

Một phần của tài liệu khủng hoảng kinh tế hy lạp và sức mạnh của đồng euro (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w