Những hạn chế trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Nội dung Một số vấn đề về xu hướng phát triển ngành dịch vụ du lịch ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Một vấn đề đặt ra làm đau đầu các nhà lãnh đạo không chỉ ở trong ngành du lịch là hoàn thiện hệ thống pháp luật. Có lẽ đây là một rào cản lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Chúng ta chưa có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất điều chỉnh việc tổ chức, kinh doanh, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch cũng như khách du lịch.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển thì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đào tạo được nhiều đội ngũ nhân viên du lịch (lái xe, tiếp viên, hướng dẫn viên…) có nghiệp vụ, có văn hoá, biết ngoại ngữ đủ để đáp ứng yêu cầu của thị trường đang ngày càng tăng. Hoạt động du lịch ngày càng đa dạng hoá về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng các sản phẩm du lịch. Điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Những người làm công tác quản lý trong ngành du lịch có trình độ không đồng đều, một số chưa qua đào tạo về quản lý doanh nghiệp du lịch. Tuy tiềm năng du lịch rất lớn nhưng hệ thống cơ sở đào tạo du lịch còn quá ít. Điển hình như ở Hà Nội, một trung tâm lớn của cả nước cũng chỉ có vài trường đào tạo du lịch là trung học nghiệp vụ du lịch, khoa du lịch trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, khoa du lịch trường đại học văn hoá, khoa du lịch viện đại học mở Hà Nội.

Trong khi nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ còn thiếu thì sự sắp xếp bộ máy cán bộ không hợp lý, rườm rà gây ra lãng phí rất nhiều nhân lực. Do đó, kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ là một đòi hỏi cần phải giải quyết ngay.

Lan, Indonesia thì chúng ta đi sau các nước này đến gần hai thập kỷ về lĩnh vực du lịch. Đầu tư về du lịch của chính phủ tuy đang cải thiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của nước ta. Một năm, chính phủ Thái Lan bỏ ra gần 100 triệu USD để quảng bá du lịch quốc gia với trên 20 văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài. Còn chúng ta chưa có một văn phòng đại diện nào cả. Chúng ta thiếu vốn để có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng. Chúng ta thiếu xe tốt, xe mới, thiếu khách sạn vào những tháng cao điểm, chất lượng đường xá thấp, liên tục xảy ra ách tắc giao thông, lề đường dành cho khách dạo bộ bị chiếm dụng.

Mặc dù tiềm năng du lịch ở Việt Nam là rất lớn, song nếu chúng ta chỉ biết dừng lại ở việc khai thác các tiềm năng tự nhiên hoặc có sẵn thì ngành du lịch khó có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng đó lại chính là thực trạng của du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Chúng ta chưa tạo ra được các dịch vụ du lịch đi kèm. Do đó, chúng ta chỉ giữ được khách trong một thời gian ngắn. Điển hình như ở Hạ Long - một thắng cảnh được thế giới công nhận cũng chỉ giữ được chân khách trong 1 hoặc 2 ngày. Chúng ta có lợi thế là giá sinh hoạt rất rẻ nên việc Việt Nam trở thành “thiên đường mua sắm”. Nhưng những sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa có sự quản lý hệ thống các cửa hàng phục vụ khách quốc tế. Do đó, chúng ta chưa thu được một lượng lớn ngoại tệ từ dịch vụ này.

Hiện nay, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng và đây là điều đáng mừng của du lịch Việt Nam. Song, lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam du lịch lại rất ít. Câu hỏi đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam là tại sao lại như vậy? Và làm thế nào để khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam? Để là được điều này cần phải có sự giúp sức của các ngành, để du lịch khắc phục được những hạn chế. Chúng ta phải xây dựng một xã hội văn

minh, lịch sự tránh tình trạng ăn xin bám lấy khách, tranh giành khách, móc túi, lừa đảo, gây mất thiện cảm đối với du khách. Ngành du lịch Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này, để nó không trở thành vết đen của du lịch Việt Nam.

Trong khi một lượng lớn khách không quay trở lại Việt Nam lần thứ hai, công tác quảng bá du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự đưa được hình ảnh Việt Nam đến được với bạn bè trên thế giới. Chúng ta chỉ tập trung khai thác những thị trường cũ như: khu vực Đông Á, Âu - Mỹ. Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa thì Việt Nam cần phải có một chiến dịch quảng bá có chiều sâu, chiều dài vào thị trường khách trọng điểm. Nhưng, cho đến nay những việc mà ngành du lịch làm được chỉ đơn giản là đăng ký hội chợ, kêu gọi các doanh nghiệp đăng ký rồi sau đó cử đoàn đi roadshow và trưng bày tại hội chợ. Trước thực trạng này, chúng ta cần phải có sự học tập sáng tạo công nghệ quảng bá của nước ngoài, sử dụng loại hình quảng bá mới… để mọi người biết đến Việt Nam như một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.

Giải quyết được những hạn chế trên không chỉ là công việc của riêng ngành du lịch mà đòi hỏi phải có sự giúp sức của các ngành, các cấp. Nó đòi hỏi nhiều thời gian, tiền của nhưng chúng ta phải làm bởi lợi ích mà du lịch mang lại còn lớn hơn nhiều. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã quan tâm để phát triển du lịch bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Một phần của tài liệu Nội dung Một số vấn đề về xu hướng phát triển ngành dịch vụ du lịch ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w