Các biện pháp giảm thiểu tiêu cực.

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp nghĩa hoà huyện lạng giang (Trang 28 - 31)

Từ những phân tích, đánh giá trên báo cáo đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tiêu cực trong quá trính thực hiện dự án gây nên. các biện pháp chính được triển khai trong từng giai đoạn đầu tư gồm:

- Hạn chế ô nhiễm không khí. - Xử lý nước thải.

- Thu gom và xử lý chất thải rắn. - Phòng ngừa sự cố môi trường.

1. Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn lập quy hoạch.

- Quy hoạch hệ thống cây xanh:

Với diện tích 29.96 ha đất xây dựng CCN trong đó diện tích cây xanh chiếm khoảng 3,17 ha được tổ chức theo nhiều chức năng đảm bảo môi trường cụm công nghiệp cũng như khu lân cận CCN, ở từng nhà máy xí nghiệp có quy định chặt chẽ

dải cây xanh cách ly. Dải cây xanh cách ly này có quy định trồng các loại cây có lá xanh quanh năm và rậm rạp để giảm thiểu tiếng ồn và khí thải với các khu lân cận.

- Phân cụm nhà máy:

Khi phân chia các khu chức năng có phân định rõ ràng về loại hình công nghiệp dự kiến, các hình khối kiến trúc, các hạng mục công trình đảm bảo thông thoáng, tận dụng tối đa hướng gió chủ đạo các khu vực công nghiệp nhiều ô nhiễm bố trí ở cuối hướng gió so với các khu dân cư lân cận, giảm thiểu khí độc tích tụ, không để khu dân cư lân cận bị ảnh hưởng của khí thải. Cụm công nghiệp Nghĩa Hoà được xác định là cụm công nghiệp có hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ. Nội dung quy hoạch chi tiết bố trí hợp lý các lô, các tiểu khu và các nội dung khác để hạn chế cao nhất các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cụm và khu vực. Cụ thể như sau:

Về bố trí địa điểm ngành nghề sản xuất: Các ngành công nghiệp được đầu tư vào cụm công nghiệp thuộc nhóm 5 có khoảng cách ly tối thiểu 50m tính từ tường rào doanh nghiệp đến khu dân cư lân cận. Quy định các doanh nghiệp có các yếu tố chất thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến khu vực như sản xuất chế biến nhựa, đúc gang không được đầu tư xây dựng tại cụm. Ưu tiên bố trí các doanh nghiệp công nhiệp không gây ô nhiễm gần khu dân cư hiện trạng và khu dân cư quy hoạch tương lai. Các doanh nghiệp có công nghệ gây ô nhiễm cao hơn bố trí phía giáp khu đất nông nghiệp.

2. Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng. tầng.

- Mối trường không khí: Khi vận chuyển đất đá san lấp mặt bằng ô tô phải có bạt che, hạn chế rơi vãi gây bụi và ô nhiễm. Không đốt các chất có thể gây ô nhiễm tại đầu hướng gió để công nhân tránh khói độc, tiếng ồn lớn.

- Môi trường nước: Có tiến độ thi công hợp lý, tránh mưa, đồng thời ngăn chặn nước mưa cuốn theo chất bẩn chảy tự do vào khu vực canh tác của dân cư khu vực. Khu vực rửa các thiết bị thi công không để nước bẩn chảy tự do mà phải xử lý, không để nước tù đọng.

3. Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực trong xây dựng nhà xưởng.

Trong giai đoạn xây dựng này việc ô nhiễm lại diễn ra cục bộ tại từng địa điểm đầu tư đồng thời gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống giao thông của CCN do phục vụ việc thi công xây dựng cho từng dự án gây ra. Như vậy khi dự án chưa lấp đầy cụm thì CCN chưa thể hoạt động ổn định. Chính vì vậy, việc thu hút đầu tư dể CCN lấp đầy trong khoảng thời gian ngắn nhất, nhanh chóng tạo sự hoạt động ổn định cho CCN.

Giai đoạn này cần áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đối với từng dự án như trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng.

4. Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động CCN.

Đây là giai đoạn đầu tư lâu dài và quan trọng nhất, quyết định tới môi trường và sự phát triển bền vững của CCN, đời sống của công nhân và nhân dân lân cận khu vực CCN. Cần có các biện pháp cụ thể như sau:

+ Biện pháp kỹ thuật:

- Không khí: CCN đi vào hoạt động, biện pháp phù hợp nhất để khống chế ô nhiễm môi trường không khí là khống chế khí thải ngay tại nguồn phát sinh ra chất thải bằng các biện pháp như: thực hiện các giải pháp an toàn kỹ thuật nhằm hạn chế ô nhiễm ngay tại nhà máy; sử dụng các quy trình công nghệ xử lý khí thải trước khi thoát ra ngoài không khí. áp dụng chặt chẽ biện pháp phòng chống cháy nổ tại khu vực sản xuất; quy hoạch và trồng có hiệu quả hệ thống cây xanh, khuôn viên và đường giao thông trong nhà máy; xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ thiết bị tránh dò rỉ các chất độc thải ra môi trường.

- Thoát nước: cần áp dụng một số biện pháp: Luôn giữ vệ sinh toàn bộ khu vực, không để các chất bẩn rơi vãi đặc biệt là chất thải rắn, dầu mỡ… từ khi sản xuất lẫn vào nước mưa và thoát vào hệ thống thoát nước chung. Có đội ngũ vệ sinh môi trường quét dọn vệ sinh toàn cụm công nghiệp.

- Nước thải của các nhà máy xí nghiệp phải xử lý cụ bộ trước khi chảy ra hệ thống thoát nước bên ngoài đổ vào hệ thống xử lý chất thải của CCN, nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường mới được đổ vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

hiện hành nhằm xử lý triệt để nước thải trước khi đổ ra hệ thống thoát nước. + Sử dụng công nghiệ tiên tiến trong quá trình xử lý nước thải.

- Chất thải rắn: Được thu gom, phân loại sơ bộ tại các nhà máy trước khi thu gom về khu xử lý (khu hạ tầng) để phân loại chi tiết. Một phần chất thải rắn có thể được tái chế đưa tới khu tái chế. Phần còn lại đưa về các khu sử lý chất thải rắn công nghiệp của tỉnh.

- Sự cố: Cần ban hành quy định về bảo dướng, bảo trì thiết bị máy móc, vận hành máy móc làm việc theo đúng quy trình tránh gây sự cố khi vận hành.

+ Biện pháp quản lý:

- Thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt.

Phần vii kinh phí đầu tư

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp nghĩa hoà huyện lạng giang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)