Khu công nghiệp Sông Lô II

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 92 - 157)

- Diện tích: 200 ha, diện tích đất công nghiệp: 120 ha,

2.2.15 Khu công nghiệp Sông Lô II

- Địa điểm: huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

- Diện tích: 180 ha, diện tích đất công nghiệp: 115 ha,

- Hạ tầng giao thông vận tải: Nằm cạnh đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) ; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 42 km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 188 km; Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 71 km, - Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, giao thông trong KCN thuận tiện; Cấp điện: Trạm điện 110/35/22 kV Lập Thạch công suất 40 MVA, Cấp nước: nhà máy nước Sông Lô công suất 100.000m3 ngày đêm cấp và thoát nước thuận lợi, hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải riêng; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, hải quan thuận tiện.

2.2.16. Khu công nghiệp Tam Dương I

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thương mại Sông Hồng Thủ đô; Công ty Quảng Lợi; Doanh nghiệp tư nhân Tiến Mạnh.

- Địa điểm: huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Diện tích: 700 ha, diện tích đất công nghiệp: 450 ha,

- Hạ tầng giao thông vận tải: Nằm cạnh đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) ; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 28 km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 166 km; Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 58 km,

- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, giao thông trong KCN thuận tiện; Cấp điện: Trạm điện 110/35/22 kV Tam Dương công suất 126 MVA; Cấp nước: nhà máy nước Liễn Sơn công suất 80.000m3 ngày đêm cấp và thoát nước thuận lợi, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, hải quan thuận tiện.

2.2.17 Khu công nghiệp Tam Dương II

- Địa điểm: huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

- Diện tích: 750 ha, diện tích đất công nghiệp: 450 ha,

- Hạ tầng giao thông vận tải: Cách đường Xuyên Á (Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) 4 km ; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 29 km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 170 km; Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 62 km.

- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, giao thông trong KCN thuận tiện; Cấp điện: Trạm điện 110/35/22 kV Tam Dương công suất 126 MVA; Cấp nước: nhà máy nước Liễn Sơn công suất 80.000m3 ngày đêm cấp và thoát nước thuận lợi, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, hải quan thuận tiện.

2.2.18. Khu công nghiệp Vĩnh Tường

- Địa điểm: huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. - Diện tích: 200 ha, diện tích đất công nghiệp: 130 ha.

- Hạ tầng giao thông vận tải: Nằm cách đường Quốc lộ 2A (Hà Nội - Lào Cai) 5 km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 35 km, cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 180 km; cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 70 km.

- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, giao thông trong KCN thuận tiện; Cấp điện: Trạm điện 110/35/22 kV Vĩnh Tường công suất 63 MVA, Cấp nước: nhà máy nước Sông Lô công suất 100.000m3 ngày đêm cấp và thoát nước thuận lợi, hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải riêng; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, hải quan thuận tiện.

- Chủ đầu tư: Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng (Viglacera). - Diện tích: 131,31 ha, diện tích đất công nghiệp 93,1ha

- Tổng mức đầu tư hạ tầng KCN: 496 tỷ đồng.

- Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: Trạm điện 110/35/22 kV công suất 63 MVA, có thống đường giao thông thuận tiện, nhà máy nước mặt Sông Lô công suất 100.000m3 ngày đêm, hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải riêng; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, hải quan thuận tiện.

- Địa điểm: Thuộc xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tiếp giáp thành phố Vĩnh Yên; Nằm cạnh Quốc lộ 2A, các thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 35 km. Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 170 km; Liền kề ga đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai.

2.2.20. Khu công nghiệp Vĩnh Thịnh

- Địa điểm: huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

- Diện tích: 270 ha, diện tích đất công nghiệp: 180 ha.

- Hạ tầng giao thông vận tải: Nằm cách đường Quốc lộ 2A (Hà Nội - Lào Cai) 17 km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 47 km, c¸ch Trung tâm Thủ đô Hà Nội 42 km - Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, giao thông trong KCN thuận tiện; Cấp điện: Trạm điện 110/35/22 kV Vĩnh Tường công suất 63 MVA, Cấp nước: nhà máy nước Sông Lô công suất 100.000m3 ngày đêm cấp và thoát nước thuận lợi, hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải riêng; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, hải quan thuận tiện.

2.3. Thực trạng ĐTPT các KCN tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1. Vốn đầu tư phát triển KCN:

Vốn đầu tư phát triển KCN gồm vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN và vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN. Trong đó, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng mang tính chất là vốn "mồi", không phải là mục tiêu cuối cùng, mà nó chỉ là mục tiêu gián tiếp, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm tạo năng lực sản xuất mới, nguồn thu từ các doanh nghiệp KCN, công ăn việc làm cho người lao động, hiệu quả kinh tế- xã hội to lớn mà những doanh nghiệp này mang lại mới là mục tiêu chính của đầu tư phát triển KCN.

Vĩnh Phúc đã hình thành hệ thống 20 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục các khu công nghiệp của cả nước ưu tiên phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, với quy mô khoảng 6.000ha. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, đến hết năm 2011, toàn tỉnh thu hút được 622 dự án, gồm 118 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 2.342 triệu USD và 504 dự án DDI với tổng vốn đầu tư hơn 27 ngàn tỷ đồng (chưa kể 17 dự án thuộc lĩnh vực đô thị, du lịch với tổng vốn đầu tư hơn 4.456 tỷ đồng). Hiện đã có 248 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm 156 dự án DDI và 92 dự án FDI, chiếm gần 40% tổng số dựa án trên đầu tư. Có thể nói, vốn đầu tư trực tiếp FDI đã thu hút được của tỉnh chưa lớn (năm 2011 Vĩnh Phúc xếp thứ 20) nhưng Vĩnh Phúc có những dự án hoạt động có hiệu quả, liên tục mở rộng qui mô, tăng năng lực sản xuất như: Công ty Honda, Toyota, Piagio và các tập đoàn lớn DDI như Prime, Thép Việt đức. Gần đây Vĩnh Phúc còn thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có đầu tư lớn như sản xuất điện thoại di động, sản xuất máy tính xách tay... Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp của các dự án đầu tư trực tiếp đã chiếm 88,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đóng góp hơn 85,1% tổng thu ngân sách trên địa bàn; giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm 92,5% và thu hút hơn 26 ngàn lao động. Các dự án đầu tư trong và ngoài nước đã đóng tích cực cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nước.

2.3.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN:

2.3.2.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoài KCN:

a. Mạng lưới giao thông:

Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lí, mật độ giao thông cao. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế- xã hội.

Giao thông đô thị và giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài.

Giao thông đường bộ: tổng chiều dài đường bộ là 4058,4 km, trong đó: Quốc lộ: 103,5km, Đường tỉnh: 297,55km, đường đô thị: 103,5km, đường huyện 426km, đường xã 3136km. Vĩnh Phúc đã từng bước xây dựng

với quy mô hiện đại áp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và vùng.

Tỉnh có 4 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 2, 2B, 2C và quốc lộ 23 với tổng chiều dài 105,3km, cơ bản được nhựa hóa, trong đó mặt đường loại tốt và khá là 48km (chiếm 45,6%); đường loại trung bình là 45km và đường xấu là 12,25km ở cuối quốc lộ 2C.

Đường tỉnh có 18 tuyến với tổng chiều dài 297,55km. Chất lượng mặt đường cơ bản được dải nhựa và bê tông xi măng và loại tốt 160,25km (52,2%), loại trung bình 114,9km( 40%).

Đường đô thị có 103,5km, trong đó 90,7km (87,6%) là rải nhựa, bê tông hóa.

Hệ thống đường bộ của tỉnh đã đang được đầu tư về cơ bản thông suốt giao thông giữa các địa bàn trên tỉnh, tạo thuận lợi kết nối trong và ngoài tỉnh và các hoạt động kinh tế xã hội.

Giao thông đường sắt:Tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai chạy qua 4/9 huyện thị (Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường) với 35km và 5 nhà ga. Đây là tuyến đường sắt nối Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc với Trung Quốc.

Giao thông đường thủy: Tỉnh có 2 tuyến sông chính do Trung Ương quản lý là sông Hồng và sông Lô. Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có sức chở không quá 300 tấn.

b. Hệ thống cấp điện:

* đường dây và trạm biến áp hiện có:

- Đường dây 220kv và các đường dây 110kv vận hành tốt, ổn định và vừa tải.

- Các trạm biến áp 110kv gồm có: Trạm Lập Thạch 25MVA, trạm Vĩnh Yên đã nâng công suất lên 2×63MVA; trạm Phúc Yên 2×40MVA. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là phát triển công nghiệp tại khu vực phía Đông bắc tỉnh, trạm 2×125 MVA- 220/110/22kv đã được xây dựng. Các trạm 110kv và hầu hết các trạm trung gian hiện đang vận hành ở chế độ đầy tải.

c. Mạng lưới cấp thoát nước, xử lý nước thải và rác thải:

Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nước. Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi của tỉnh. Tuy nhiên hệ thống cung cấp nước chưa được đầu tư lớn.

* Cấp nước:

- Về cung cấp nước sạch cho sinh hoạt: hiện nay tỉnh có một số nhà máy nước như: Nhà máy nước Vĩnh Yên (công suất cấp nước 16.000 m3/ngày đêm với 17 giếng khoan và 1 nhà máy xử lý chất lượng nước); nhà máy nước Phúc Yên (công suất 12.000m3/ ngày đêm với 5 giếng khoan, trong đó

nước cấp cho sản xuất CN 3.174m3/ngày đêm). Ngoài ra, các vùng khác có khu cấp nước sạch tập trung và dự án nhỏ cấp nước như Tam Đảo, Yên Lạc.. - Cấp nước đô thị và các KCN: Nhu cầu dùng nước đến năm 2010 của tỉnh là 60.000m3/ ngày đêm, đang nâng cấp nhà máy nước Phúc Yên lên 20.000m3/ngày đêm, đảm bảo nước cho Vĩnh Yên và Phúc Yên, các KCN và các trung tâm huyện.

*Thoát nước: một số khu vực đô thị mới chỉ được đầu tư xây dựng cống rãnh thu gom nước thải, các công trình đầu tư còn nhỏ lẻ, chắp vá, cục bộ, chưa có hệ thống tập trung.

Hiện tại có 2 dự án thoát nước đang được triển khai tại thành phố Vĩnh Yên. Hiện tại mới có 11,11% KCN có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

* Hệ thống xử lý rác thải: tỉnh chưa có nhà máy xử lý rác thải. Đầu tư hệ thống xử lý rác thải chậm triển khai mặc dù được chấp thuận dự án ODA từ năm 2005. Xử lý rác thải rắn một phần tái sử dụng làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành khác, một phần xử lý đơn giản qua thiêu đốt hay chôn lấp.

d. Mạng lưới bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc:

Mạng phục vụ Bưu chính đã phát triển trên toàn tỉnh đáp ứng dịch vụ bưu chính cơ bản. Theo thống kê, đến năm 2009 có 176điểm phục vụ tại tất cả các xã trên tỉnh, trong đó: 27 bưu cục và 123 bưu điện văn hóa xã. Bán kính phục vụ bình quân là 1,5-1,7km/ điểm, số dân bình quân được phục vụ là 5.764 người/1 bưu cục.

Mạng viễn thông phát triển toàn tỉnh với công nghệ hiện đại tương đương với mức trung bình của khu vực. Các xã đều có truyền dẫn quang, có 3 tuyến cáp liên tỉnh: VNPT, Viettel, EVN telecom hướng Hà Nội-Vĩnh Phúc- Việt Trì..

Truyền dẫn nội tỉnh do viễn thông tỉnh quản lý. Nhìn chung mạng lưới thông tin của tỉnh phát triển mạnh mẽ cùng khu vực và cả nước đã đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu người dân. Hạ tầng viễn thông, thông tin phát triển mạnh, được trang bị tổng đài hiện đại, đáp ứng tốt các dịch vụ và có khả năng nâng cấp, cung cấp dịch vụ.

2.3.2.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN:

Mấy năm qua, lấy lĩnh vực giao thông là khâu đột phá, nhiều tuyến đường quan trọng của tỉnh đã được khởi công phục vụ phát triển KT-XH, đặc biệt là công nghiệp và đô thị, góp phần thu hút, mời gọi đầu tư. Bên cạnh việc chi hơn 1.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng, tỉnh tích cực mời gọi các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào lĩnh vực này theo hình thức BOT và BT. Đến nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đến đầu tư. Con đường xương sống của tỉnh là

quốc lộ 2A đoạn Vĩnh Yên - Nội Bài đã hoàn thành và đưa vào sử dụng không chỉ giải quyết ùn tắc giao thông, mà còn mở rộng hơn cánh cửa thu hút đầu tư đối với Vĩnh Phúc, bởi trước đây không ít nhà đầu tư ngại đến Vĩnh Phúc vì đường sá bất tiện. Đường từ quốc lộ 2A nối khu công nghiệp Bình Xuyên với khu công nghiệp Bá Thiện đã hoàn thành; một loạt tuyến đường khác nối các khu công nghiệp với các tuyến quốc lộ đã và đang triển khai thi công phục vụ chủ trương “Đưa công nghiệp lên đồi”.

Về nguồn cấp nước sạch cho các khu công nghiệp, tỉnh đã có kế hoạch triển khai dự án nhà máy cung cấp nước từ nguồn nước mặt sông Lô với quy mô lớn, hiện đang trong quá trình mời gọi đầu tư. Trong tình trạng khó khăn chung về điện, bên cạnh việc xây mới, cải tạo mạng lưới, tỉnh đã làm việc với Tập đoàn Điện lực để bố trí cung cấp đủ điện cho sản xuất của các doanh nghiệp. Hệ thống liên lạc, viễn thông cũng đáp ứng được nhu cầu đến tận chân hàng rào các khu công nghiệp…

Cách đây hơn 10 năm, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ xây dựng KCN Kim Hoa, nhưng do gặp nhiều khó khăn, KCN này đã chậm hình thành và phát triển. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 9 KCN được Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích gần 2.300ha. Trong đó có 5 KCN đã đi vào hoạt động và có tỷ lệ lấp đầy cao như KCN Khai Quang 74,1%, KCN Bình Xuyên 54%, KCN Kim Hoa (giai đoạn 1) 100%, còn lại 4 KCN đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hiện nay có 6 doanh nghiệp là nhà đầu tư trong nước và 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký xây dựng hạ tầng các khu CN.

+ 05 KCN đã có Quyết định thành lập và đang hoạt động: Kim Hoa (50 ha), Khai Quang (262 ha), Bình Xuyên (271 ha), KCN Bá Thiện (327 ha), Bình Xuyên II (485 ha).

+ 04 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư: KCN Chấn Hưng (131,31 ha), KCN Bá Thiện II (308 ha), Sơn Lôi (300 ha) và Hội Hợp (150 ha).

Về công tác xây dựng hạ tầng các KCN

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 92 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w