Chương 3: Sự khác biệt giữa Triết Học Ấn độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
3.Tư tưởng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
tưởng này. Trong triết học Ấn độ cổ đại mối quan hệ về vật chất và ý thức chưa được rõ ràng và chưa được xem xét kỹ. Ví dụ như Phái Niai coi đối tượng nhận thức khách quan và cảm giác, kết luận tương tự và bằng chứng là bốn phương thức nhận thức đáng tin cậy đề cao vai trò của kinh nghiệm, coi nhận thức là đúng khi nó phù hợp với bản chất của đối tượng.
Tuy nhiên tư tưởng về mối quan hệ vật chất và ý thức trong triết học Trung Quốc cổ đại thể hiện trong cặp phạm trù thần – hình, tâm – vật, lý – khí. Cặp phạm trù thần – hình xuất hiện thời nhà Hán với hình thức thể hiện là Kinh học. Đó là thứ triết học Kinh viện được thể hiện trong cuốn Xuân Thu Phồn Lộ của Đổng Trong Thư (174 – 104 tr.CN). Ông chủ trương thần là bản nguyên của hình, hình là phái sinh từ thần. Sau đó Vương Sung (27 – 107) đã phát triển mặt tích cực của triết học duy vật cổ đại ông cho rằng thuyết nguyên khí mới là cội nguồn của thế giới, phê phán việc thần học hóa triết học của kinh học. Cặp phạm trù tâm – vật xuất hiện vào thời từ đường đi sâu vào nghiên cứu tỉ mỉ cái “tâm”, cho rằng mọi hiện tượng trong thế gian và trong cõi xuất thế đều do “thanh tịnh tâm” tùy duyên mà sinh ra có tâm thì mới có vật. Cặp phạm trù lý – khí xuất hiện thời nhà Tống cho rằng lý học là hình thái ý thức giữ vị trí chủ đạo trong xã hội. “Vạn vật đều chỉ một lẻ trời”, “âm dương nghĩa khí cùng với
lý có trướcvà sản sinh ra tất cả. Đại biểu cho thời kỳ này là Trình Hạo (1033- 1107), Trình Duy (1023 – 1085) và Vương Phu Chi thuộc trường phái duy vật.
Như vậy ở triết học Trung Quốc cổ đại có sự nghiên cứu rõ nét về mối quan hệ vật chất và ý thức so với triết học Ấn Độ cổ đại. Các quan điểm của nhà duy vật về vấn đề này có tính chất hiện thực khoa học là cơ sở cho các quan niệm tiến bộ có tác dụng phê phán các quan điểm duy tâm thần bí.
KẾT LUẬN