a. Các rủi ro cơ bản của doanh nghiệp:
- Rủi ro về ngộ độc thực phẩm
- Rủi ro sự đột biến về giá của nguyên-nhiên liệu - Rủi ro về sự thiếu hụt nguyên liệu.
- Rủi ro về đối thủ cạnh tranh & SP thay thế (hình thức “take away”).
b. Các rào cản:
- Dư luận, định kiến về các cty suất ăn công nghiệp.
- Thói quen tiêu dùng của giới nhân viên văn phòng (quán quen, tụ tập bè bạn).
c. Các yếu tố thành công chủ yếu:
- Hiện tại chưa xuất hiện cty SACN chuyên phục vụ giới nhân viên văn phòng. - Cam kết nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo VSATTP.
- Suất ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, hợp khẩu vị.
- Định giá phù hợp với mức sẵn lòng chi trả của khách hàng mục tiêu (NVVP).
d. Các kịch bản thay thế & sự ứng phó có tính chiến lược:
- Mở rộng đối tượng khách hàng, vd: học sinh, bệnh nhân,… khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc thị trường.
- Đẩy mạnh các chương trình chăm sóc khách hàng, tập trung vào nhóm khách hàng hiện hữu.
- Tập trung nghiên cứu & đưa ra thực đơn mới, đa dạng hóa thực đơn.
- Tuyển dụng các đầu bếp có năng lực & phân chia trách nhiệm theo vùng miền. - Tìm kiếm các NCC nguyên liệu đảm bảo, giá cả hợp lý.
e. Các rủi ro chiến lược & chiến lược giảm thiểu rủi ro:
- Rủi ro về ngộ độc thực phẩm
Chiến lược giảm thiểu rủi ro: Tiến hành đào tạo nhân viên các kiến thức về ATVSTP, áp dụng hệ thống QLCL ISO 22000.
- Rủi ro sự đột biến về giá của nguyên – nhiên liệu
Chiến lược giảm thiểu rủi ro: Ký kết các hợp đồng dài hạn với các NCC nhằm ổn định giá nguyên liệu.
- Rủi ro về sự thiếu hụt nguyên liệu
Chiến lược giảm thiểu rủi ro: Tìm nhiều NCC cho 1 nhóm nguyên liệu. - Rủi ro về đối thủ cạnh tranh & sản phẩm thay thế
Chiến lược giảm thiểu rủi ro: Đa dạng hóa thực đơn (không chỉ cung cấp cơm mà còn cung cấp các món ăn khác như bún bò huế, phở, hủ tíu, bánh canh, mì Quảng…)