Thách thức từ nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY (Trang 33 - 43)

4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT BẰNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG THỜI GIAN TỚ

4.1 Thách thức từ nền kinh tế Việt Nam

4.1.1 Tăng trưởng GDP

Trong 9 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng GDP của cả nước là 4,73% so cùng kỳ năm 2011, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ nhiều năm gần đây; nhưng vẫn theo xu hướng của nhiều năm là quý sau tăng cao hơn quý trước (quý I tăng 4%, quý 2 tăng 4,66% và quý 3 tăng 5,35%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tính theo tháng sau so với tháng trước của tháng 10 tiếp tục cao lên (tháng 6 tăng 2%, tháng 7 tăng 3,2%, tháng 8 tăng 4,1%, tháng 9 tăng 4,6%, tháng 10 tăng 5,8%) và so với cùng kỳ năm trước 10 tháng tăng 4,5%. Sản lượng lúa ước cả năm đạt đỉnh cao mới. Sản lượng thủy sản ước 10 tháng tăng khá (5,2%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng tính theo giá thực tế tăng 17,1%; nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân 10 năm nay so với cùng kỳ năm trước (tăng 9,66%), thì vẫn tăng cao hơn tốc độ tăng của GDP (9 tháng tăng 4,73%, ước cả năm tăng 5,2%).

Với mức tăng đạt được trong quý 3 và dự báo quý 4 thấp so với nhiều năm gần đây, thì tốc độ tăng GDP cả năm khoảng 5,2%, là năm có tốc độ tăng GDP thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây (kể cả năm 2009 tăng 5,32%).

4.1.2 Sản xuất công nghiệp vẫn tăng ở mức khá thấp

Sự trì trệ đầu tiên dễ thấy nhất là chỉ số phát triển công nghiệp của Việt Nam đang có chiều hướng xấu đi. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số phát triển dịch vụ và nông nghiệp so với năm ngoái không thay đổi nhiều, nhưng chỉ số phát triển công nghiệp giảm mạnh so với năm 2011.

Phân tích kỹ hơn, trong ngành công nghiệp, toàn bộ ngành công nghiệp chế biến và khai khoáng giảm dưới mức trung bình.Cả năm 2012, những ngành tăng mạnh nhất là xăng dầu, gas, điện. Ba ngành này đều có mức tăng cao hơn mức trung bình, nhưng sự tăng trưởng chủ yếu nhờ điều chỉnh tăng giá.

Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp sau khi tăng mạnh trong tháng 9 đã giảm tốc trở lại. Mức tăng 4,5% là một mức rất thấp so với nhiều năm qua.

Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2011 là: Đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 141,9%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 51,6%; sản xuất phụ tùng xe có động cơ tăng 37%. Trong khi đó, một số ngành có sản xuất giảm là: Sản xuất bê tông và các sản phẩm

từ xi măng giảm 12,3%; sản xuất xe có động cơ giảm 16,2%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 18%; khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh giảm 21,2%.

Cùng với chỉ số sản xuất công nghiệp giảm thì hàng tồn kho cũng giảm theo. Theo Tổng cục Thống kê chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/10/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 20,4% so với cùng thời điểm năm trước. Hàng tồn kho đã tăng chậm dần trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là sản xuất bị suy yếu chứ không phải do sức tiêu thụ tăng.

Đặc biệt, chỉ số hàng tồn kho một số mặt hàng liên quan đến xây dựng, bất động sản như sản xuất xi măng tăng 50,2%, sản xuất sắt, thép, gang tăng 40,6%. Điều này cho thấy ngành bất động sản đang khó khăn như thế nào.

4.1.3 Tổng FDI đăng ký giảm nhưng FDI đối với bất động sản vẫn tăng mạnh

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài 10 tháng đầu năm đạt 10,5 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vốn FDI giải ngân vẫn duy trì ở mức khá với 9 tỷ USD và chỉ giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt, vốn FDI đầu tư vào bất động sản lên tới 1,8 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng vốn FDI đăng ký. So với năm 2010 và 2011, vốn FDI đầu tư vào bất động sản tăng rất mạnh.

Hiện tại, không ít người kỳ vọng vốn đầu tư nước ngoài sẽ là cứu cánh cho thị trường bất động sản.Thực tế, trong thời gian qua cũng đã có không ít công ty bất động sản nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều dự án FDI đầu tư vào bất động sản nhằm mục đích mua bán dự án để kiếm lời. Hiện nay, không ít dự án bất động sản của các doanh nghiệp FDI đang phải “đắp chiếu”. Do đó dù vốn FDI đăng ký có tăng lên nhưng với bối cảnh vĩ mô hiện tại thì chưa thể hi vọng dòng vốn FDI này sẽ là cứu cánh cho thị trường bất động sản.

4.1.4 Thâm hụt ngân sách 10 tháng đã vượt dự toán năm

Theo Tổng cục Thống kê, thu ngân sách từ đầu năm đến 15/10/2012 ước tính đạt 523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 70,7% dự toán năm, giảm 1,23% so với cùng kỳ năm trước. Sự khó khăn của nền kinh tế đã làm cho thu ngân sách thấp hơn nhiều so với dự toán. Cụ thể, ngoài nguồn thu từ dầu thô đạt 90,1 nghìn tỷ đồng, bằng 103,6% dự toán thì các nguồn thu khác từ xuất, nhập khẩu, thu từ doanh nghiệp nhà nước, từ doanh nghiệp FDI đều không đạt dự toán.

Trái ngược với thu ngân sách giảm, chi ngân sách lại tăng mạnh. Tính đến ngày 15/10/2012, chi ngân sách đã lên tới 678,6 nghìn tỷ đồng, bằng 75,1% dự toán năm, tăng 18,12% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách tăng mạnh do phải chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội lên đến 466,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Chi này tăng mạnh do việc điều chỉnh lương cơ bản trong tháng 5 vừa rồi.

Thâm hụt ngân sách trong 10 tháng lên đến 155,2 tỷ đồng, bằng 6,7% GDP. Đây là một mức rất cao so với những năm trước và vượt qua chỉ tiêu 4,9% Quốc hội phê duyệt đầu năm, đồng thời cũng vượt quá dự toán thâm hụt ngân sách cả năm 2012. Chính phủ đã phải huy động hơn 100 nghìn tỷ đồng từ trái phiếu để bù đắp sự thâm hụt này.

Trong kỳ họp Quốc hội lần thứ 4, thu chi ngân sách đã trở thành một vấn đề nóng. Số liệu báo cáo của Chính phủ có sự khác biệt lớn so với số liệu của Tổng cục Thống kê.Theo đó, Chính phủ cho rằng thâm hụt ngân sách năm nay vẫn sẽ dưới 5% như phê duyệt của Quốc hội.

Như vậy, từ nay tới cuối năm, nếu giữ nguyên quy mô thu, chi ngân sách như hiện nay thì việc thâm hụt ngân sách sẽ cực lớn, vì mẫu số GDP lại đang giảm sút so với kế hoạch trong khi vẫn còn nhiều khoản cần chi tiêu.

Về ngân sách năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng thu ngân sách năm 2013 sẽ không thể đáp ứng việc tăng lương cơ bản

theo kế hoạch. Do vậy, lương cơ bản nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn thời điểm tăng so với kế hoạch trước đó. Điều đó cho thấy năm 2013 cũng là một năm nan giải đối với ngân sách Việt Nam.

4.1.5 Môi trường kinh doanh

Vấn đề lo ngại nữa là môi trường kinh doanh theo đánh giá chung của các DN vẫn đang xấu đi. Trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của 130 nền kinh tế, môi trường kinh doanh của Việt Nam tiếp tục tụt 8 hạng so với năm trước, từ vị trí 90 xuống 98. Cụ thể hơn nữa, theo kết quả khảo sát mới nhất được công bố ngày 2/11 của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng DN châu Âu tại Việt Nam tiếp tục giảm. Có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012. Đáng lo hơn hoạt động của các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn.Thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do sự thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.

Trong vòng 12 tháng qua, chỉ số về môi trường kinh doanh của

EuroCham đã giảm từ 56 điểm xuống còn 45 điểm, điều này chỉ ra sự sụt giảm lòng tin vào Việt Nam như là một điểm đến đầu tư của các DN châu Âu. Các DN hội viên tham gia vào cuộc khảo sát bày tỏ sự lo ngại với lạm phát vẫn còn ở mức cao, tăng sự bi quan về triển vọng kinh tế vĩ mô, và có tới 72% DN cho biết tiếp tục thấy sự suy giảm của một nền kinh tế vốn đã khó khăn, ngoài ra còn những lo âu về tăng thuế, mức phạt và thanh tra...

4.1.6 Nợ xấu

Vấn đề quan tâm nữa là giải quyết nợ xấu thì tới nay, sau hơn 1 năm đề ra chương trình, vẫn chưa có kết quả cụ thể. Các tổ chức chưa thống nhất chính xác con số nợ xấu, chưa thống nhất cách giải quyết, người giải quyết hay nguồn lực để giải quyết, trong khi nếu để muộn ngày nào, số nợ xấu càng giết chết thêm nhiều DN ngày đó cũng như có thể kéo đổ theo cả nền kinh tế.

4.1.7 CPI giảm tốc nhưng vẫn cao

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng, giảm một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước như sau:

Theo Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10/2012 của Cục Thống kê TP Hà Nội, trong tháng này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn đã tăng 0,37% so tháng trước và tăng 6,75% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, mức tăng CPI tính theo tháng đã giảm mạnh so tháng trước. CPI tháng 9 đã tăng so tháng trước đó 2,47%.

Theo số liệu của cơ quan này, giá cả của tất cả các nhóm hàng trong tháng 10 đều tăng so tháng trước, tuy nhiên chỉ số tăng không đáng kể.

Tháng này chỉ có nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng trên 1% (tăng 1,17%) phần lớn do giá gas tăng.

Còn lại, các mặt hàng lương thực giảm nhẹ so tháng trước (giảm 0,02%), giá thực phẩm ổn định và gần như không biến động nhiều so tháng trước. Một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giấy dép mùa hè, bát đĩa, xà phòng ... có xu hướng tăng nhẹ (tăng 0,41%).

Từ đầu tháng, giá gas lại tiếp tục tăng 16.000 đ/bình 12 kg, hiện giá gas trên thị trường có giá dao động từ 420.000 – 460.000 đ/bình tùy hãng.

Không nằm trong rổ tính giá, song trong tháng 10 giá vàng biến động tăng liên tục, tăng 4,52% so tháng trước.

Cũng tại báo cáo này, Cục Thống kê Hà Nội cho biết, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong tháng dự kiến đạt 870.422 tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước và tăng 5,9% so tháng 12/2011.

Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 2,5% và 20,5%, phát hành giấy tờ có giá bằng 87,5% và 49,7%, tiền gửi thanh toán tăng 2,3% và 8,4%.

Tổng dư nợ cho vay dự kiến tháng 10 đạt 613.478 tỷ đồng, tăng 0,9% so tháng trước và tăng 4,7% so tháng 12/2011, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 0,7% và 2,59%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,1% và 7,8%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so tháng trước và tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,9% và 12,7%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,7% và 8,3%.

Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm là sản xuất chế biến thực phẩm (giảm 1,5%), dệt (giảm 17,5%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 3,2%)...

CPI tháng 10 đã tăng chậm lại; tính chung 10 tháng thấp thứ 3 so với cùng kỳ 8 năm trước; tính theo năm tuy cao hơn 2 tháng trước, nhưng thấp hơn từ tháng 7 trở về trước. Mặc dù có thể tăng cao hơn trong 2 tháng cuối năm, nhưng tính chung cả năm vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Lạm phát được kiềm chế có sự đóng góp lớn của nông nghiệp, nông dân do tính chung 9 tháng giá lương thực giảm, giá thực phẩm tăng thấp; có một phần do tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp, số dư tiền gửi cao, giá USD giảm.

Hiện nay, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm dưới 8%, có nghĩa là 2 tháng cuối năm sẽ tăng thêm không quá 2%. Với tình hình kinh tế hiện nay thì mục tiêu này hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, lạm phát của Việt Nam vẫn cao so với khu vực. Trong tương quan với 04 nền kinh tế ở Đông Nam Á, trong khi 04 nước còn lại đều có tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp (dưới 6.5%) trong suốt nhiều năm qua, thì Việt Nam có tốc độ tăng CPI có thể nói là ngoạn mục. Và điều này khiến cho các giải thích ở Việt Nam về việc chỉ số giá tiêu dùng tăng cao do “giá cả thế giới tăng cao” hoặc do “khủng hoảng của thế giới” trở nên rất ngờ nghệch vì cơ cấu kinh tế của Việt Nam không khác quá nhiều so với cơ cấu kinh tế của bốn nước còn lại.

CPI growth rate (%) 2008 2009 2010 2011 2012 (E)

Malaysia 0.6 1.7 3.2 2.8

Philippines 4.1 3.9 4.7 3.5

Thailand -0.8 3.3 3.8 3.5

Vietnam 19.9 6.5 11.8 18.1 9.5

Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Malaysia trong 4 năm qua đều ở mức rất thấp. Năm 2009 chỉ có 0.6%, năm cao nhất là 2011 cũng chỉ có 3.2% và năm nay Ngân hàng Thế giới dự kiến tăng CPI của nước này cũng chỉ 2.8%. Thái Lan thậm chí còn có giảm phát vào năm 2009 với chỉ số giá tiêu dùng giảm 0.8%, sau đó tăng lên trên 3% vào năm 2010 và 2011. Năm nay tăng CPI ở Thái Lan cũng chỉ có 3.5%.

Philippines có tốc độ trượt giá cao hơn đôi chút so với Malaysia và Thái Lan, với chỉ số CPI tăng xấp xỉ 4% trong suốt 4 năm vừa qua.

Indonesia là trường hợp cá biệt hơn đôi chút với CPI năm 2008 chút xíu nữa thì xuyên thủng mốc một con số. Tuy nhiên, lạm phát ở Indonesia đã hạ nhiệt từ năm 2009, và tốc độ tăng CPI chỉ còn ở mức xấp xỉ 5% - 6% trong 4 năm gần đây nhất.

Đối lập với bức tranh trên, lạm phát ở Việt Nam gần như chọc thủng mốc 20% vào năm 2008 do kết quả tăng tín dụng như lên đồng hồi năm 2007 (51%). Do tăng tín dụng được siết lại vào năm 2008, chỉ còn 25.4%, lạm phát đã hạ nhiệt vào năm 2009 với 6.5%, nhưng sau đó lại bật cao trở lại mức 2 con số vào năm 2010 và năm 2011 cũng gần như xuyên thủng mốc 20%. Trong năm nay, Ngân hàng Thế giới dự kiến CPI của Việt Nam sẽ thấp hơn mốc 10% đôi chút.

Và với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, nếu ta áp dụng những biện pháp để kích thich nền kinh tế có thể lạm phát sẽ quay lại. Nên việc theo dõi, kiềm chế lạm phát luôn phải được đề ra trong các chính sách.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w