SINH SẢN
Từ các kết quả thu được sau quá trình tổng hợp trên đàn chuột ghép sinh sản ở 5 thời điểm ghép khác nhau, nhận thấy chuột lứa 1 có kết quả thấp nhất ở các mặt: tỉ lệ chửa đẻ, số con đẻ ra còn sống, số con thu được sau dứt sữa đạt tiêu chuẩn giao tiến hành tiếp tục nghiên cứu tìm nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó trên đối tượng chuôt sinh sản lứa 1.
Trước hết để tìm hiểu về trọng lượng chuột cái bắt đầu ghép lứa 1 ta thu được kết quả theo bảng 9
Qua bảng số liệu trên cho thấy: đối với chuột nhắt trắng nuôi tại Viện có trọng lượng khi trưởng thành tương đối cao. Chuột đực khi 8 tuần tuổi trung bình đã đạt trọng lượng 40g/con, trọng lượng lớn nhất đạt 48g/con, chuột ở 10 tuần tuổi đạt trung bình 44.8g và 12 tuần tuổi là 46,5g, trọng lượng tối đa trong khoảng thời gian này chuột có thể đạt được là 55g. Với chuột cái trọng lượng nhỏ hơn, trung bình ở 8 tuần tuổi đạt 37g, 10 tuần tuổi là 40,4g; 12 tuần tuổi là 43.4 g. Trong đó, trọng lượng thấp nhất khi chuột 8 tuần tuổi là 31,7g và khi 12 tuần tuổi là 37g. Trọng lượng lớn nhất chuột cái có thể đạt được là 55g.
Cũng qua kết quả theo dõi trên tiến hành phân trọng lượng thành các mức: P <35g, 35≤ P< 40 g và P≥ 40g.
Từ kết quả ở bảng trên, cho thấy, khi chuột 8 tuần tuổi không có chuột dưới 30g, có 18 chuột <35g và chỉ có 10 chuột ≥ 40g, trọng lượng chuột tập trung trong khảng 35-40g. Ở 10 tuần tuổi, có 2 chuột <35g, 23 chuột có ≤ P< 40g và 35 chuột có P≥ 40g, 12 tuần tuổi có 51 chuột ≥ 40g, không có chuột <35g.
Bảng 4.9: Bảng theo dõi trọng lượng chuột hậu bị Tuần tuổi Chuột đực n=60 Chuột cái n=60
Ptb Pmax Pmin Ptb Pmax Pmin P<35 35≤P <40g P≥40g
8 tuần 40 48.5 32.5 37 43.9 31.7 18 32 10
9 tuần 42.8 50.0 35 38.9 47 30 8 25 27
10 tuần 44.8 54 37 40.4 49.5 34.4 2 23 35
11 tuần 45.3 55 34.2 41.8 51 33.7 2 18 40
12 tuần 46.5 55 34 43.4 55 37 0 9 51
Biểu đồ 4.4. Trọng lượng của chuột swiss từ 8-12 tuần
Qua đồ thị cho thấy, tại các thời điểm theo dõi chuột đực luôn có trọng lượng trung bình lớn hơn chuột cái, ở cả chuột đực và chuột cái chuột đều đạt trung bình lớn hơn 35g/con. Đối với chuột đực khi 12 tuần tuổi chuột đạt trung bình ≥45g và chuột cái đạt trung bình ≥40g .
4.10. SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CHUỘT LỨA 1 THEO TRỌNG LƯỢNG
Từ kết quả theo dõi trọng lượng chuột, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sinh sản trên 60 chuột cái có trọng lượng ≥40g, 60 chuột cái có trọng lượng từ 35-40g và 60 chuột <35g, thu được kết quả sau:
Trọng lượng chuột ghép P <35g P = 35-40g P ≥40g Số cái ghép n 60 60 60 Số cái chửa 16 24 41 Tỉ lệ % 26,67 40 68,3 Con dứt sữa 69 133 291 Trung bình Con/mẹ 4,93 6,04 7,1 P: trọng lượng chuột(g) n; số lượng(con)
Từ bảng cho ta thấy với chuột ≥40g, khi ghép cho tỉ lệ chửa cao đạt 68,3%, số con trung bình thu được sau dứt sữa cao, đạt 7,1con/mẹ.
Chuột đưa và ghép có trọng lượng 35-40g, có kết quả ghép đạt tỉ lệ chửa thấp hơn, đạt 40%, số con dứt sữa đạt tiêu chuẩn giao thí nghiệm chỉ đạt trung bình 6,04con/mẹ.
Chuột cái có trọng lượng <35g khi ghép cho kết quả thấp nhất chỉ có 16 chuột chửa trên tổng số 60 chuột theo dõi, chiếm tỉ lệ 26,67%, số chuột con đẻ ra còn sống thấp, chuột sơ sinh có trọng lượng nhỏ, sức sống yếu. Trong quá trình theo dõi chuột đẻ thường phải thay con của những chuột này bằng con của những chuột khác có kích thước lớn hơn. Những chuột mẹ này trong và sau quá trình nuôi con thường có biểu hiện gầy, lông sơ, chuột con theo mẹ xấu, trọng
dứt sữa chỉ đạt 4,93con/ổ. Quan sát những chuột mẹ này thấy gầy, lông sơ, đuôi khô, mạch máu thẫm màu, các núm vú bị kéo dài. Mổ khám những chuột mẹ này thấy dạ dày teo nhỏ, phổi xẹp, xoang bụng khô, đánh giá chung có thể chuột bị kiệt sức trong quá trình nuôi con.
Cũng trong quá trình theo dõi, nhận thấy chuột đem ghép có trọng lượng 35-40g trong quá trình chửa đẻ có hiện tượng 1 chuột mẹ chết trong thời gian chửa và 1 chuột mẹ gầy yếu trong quá trình nuôi con, trên thực tế số mẹ nuôi con chỉ là 22 con mẹ.
Từ đó chứng tỏ chuột hậu bị đem ghép có trọng lượng ≥40g có kết quả sinh sản tốt hơn so với chuột có trọng lượng <40g. Do đó nên ghép chuột có trọng lượng đạt ≥40g để đảm bảo tỉ lệ chửa và sức khỏe chuột mẹ nuôi con. Tương ứng với chuột cái, chuột đực chọn ghép nên có trọng lượng ≥ 40g
4.11. SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CHUỘT LỨA 1 THEO TUẦN TUỔI
Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lượng ghép ban đầu tới sinh sản tiến hành nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của lứa tuổi ghép tới kết quả sinh sản.
Kết quả sinh sản thường thấp ở lứa đầu, tăng ở các lứa tiếp theo sau đó giảm khi con cái già yếu. Nghiên cứu ảnh hưởng của lứa ghép tới sinh sản của chuột để có biện pháp khai thác hợp lý.
Tiến hành theo dõi thí nghiệm mỗi loại 60 con phân ra làm 3 độ tuổi ghép: 8 tuần, 10 tuần và 12 tuần thu được kết quả như sau:
ghép 8 tuần 10 tuần 12 tuần Số cái ghép (n) 60 60 60 Số cái chửa 26 38 39 Tỉ lệ (%) 43,33 63,33 65 Con dứt sữa 147 248 255 Trung bình Con/mẹ 6,13 6,52 6,54
Qua bảng số liệu thu được cho thấy, khi phân độ tuổi sinh sản thành 3 nhóm ta thu được kết quả có sự khác biệt về năng xuất sinh sản của mỗi độ tuổi. Ở 8 tuần tuổi, chuột có tỉ lệ chửa thấp nhất chỉ đạt 43,33%, số con dứt sữa trung bình mỗi ổ đạt 6,13 con. Với chuột ở 10 và 12 tuần tuổi có tỉ lệ chửa và số con dứt sữa tương đương nhau đạt >60% chửa, trung bình >6,5 con/ổ. Ở 10 và 12 tuần tuổi chuột sinh sản tốt, ở tuần 12 tỉ lệ chửa là cao nhất đạt 65%, số con dứt sữa đạt trung bình 6,54con/mẹ. Kết quả cho thấy ở 10 và12 tuần tuổi cơ thể chuột phát triển hoàn thiện hơn cho kết quả sinh sản cao hon so với ghép ở 8 tuần tuổi.
Trong quá trình nghiên cứu, với những chuột cái ở độ tuổi 8 tuần nên loại bỏ những chuột có trọng lượng nhỏ hơn 35g, ở 12 tuần tuổi nên loại bỏ toàn bộ những chuột có trọng lượng nhỏ hơn 40g để tăng hiệu quả sinh sản.