Nội dung thẩm định dự án vay vốn:

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

Một dự án nói chung khi tiến hành vay vốn tai VCB Hải Dương thì được tíên hành thẩm định trên các nội dung sau:

Kiểm tra hồ sơ nhằm đảm bảo hồ sơ của khách hang đúng với các quy định hiện hành của Ngân hàng về quy chế cho vay.

Tiến hành thẩm định các nội dung sau:

- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng.

- Thẩmđịnh năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hang.

- Thẩm định dự án vay vốn.

- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.

2.1.4.1 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng

Một dự án đầu tư nói chung sẽ do một doanh nghiệp đứng ra làm chủ đầu tư đứng ra làm chủ đầu tư. Phần thẩm định này sẽ cho một cái nhìn tổng thể về chủ đầu tư, về khả năng thực hiện dự án của chủ đầu tư.

Trong phần thẩm định năng lực pháp lý, cán bộ thẩm định liệt kê các hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư và căn cứ vào các quy định của Chi nhánh, quy chế cho vay của chi nhánh tại thời điểm thẩm định dự san, cần xác định xem chủ đầu tư có điều kiện pháp lý để vay vốn ngân hàng hay không.

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy

2.1.4.2 Thẩm định năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng

Thẩm định năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn là điều không thể thiếu trong quá trình thẩm định cho vay, kể cả vay ngắn hạn hay vay theo dự án.Mục đích của việc thẩm định này là xác định xem doanh nghiệp vay vốn có phải là doanh nghiệp có tình hình

tài chính lành mạnh hay không, có đảm bảo thực hiện dự án vay vốn và có đủ khả năng để đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng khi cho vay không.

* Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay vốn

Mục đích của việc thẩm định này là xem xét tình hình tài chính cả doanh nghiệp có lành mạnh không, có thực hiện được dự án không, có khả năng đáp ứng các yêu cầu, điều kiện của ngân hàng khi vay không?

Những tài liệu liên quan đề thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo tài chính doanh nghiệp hai năm gần nhất, bảng cân đối kế toán, báo cáo sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tề, báo cáo kiểm toán (nếu có)…Việc thẩm định này được thực hiện thông qua việc chấm điểm tín dụng vầ xếp hạng tín dụng theo quy định của chi nhánh.

*Thầm định về tình hình sản xuất kinh doanh

KHi thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, cán bộ VCB Hải Dương tiến hành thẩm định trên các nội dung sau:

- Xem xét các loại sản phẩm, hàng hoá đang sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đánh giá về trang thiết bị, máy móc hiện có.

- Đánh giá về số lượng, chất lượng sản phẩm chủ yếu, thị trường tiêu thụ. - Tình hình hàng tồn kho.

- Doanh số hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất Thông qua việc thẩm định này, cán bộ thẩm định đưa ra các đánh giá, nhận xét về xu hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, khả năng tiêu thụ, phạm vi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

2.1.4.3 Thẩm định dự án vay vốn

Với tư cách là đơn vị tài trợ vốn cho dự án, do đó Chi nhánh cấn phải thẩm định dự án vay vốn rất kỹ, phải xem xét trên toàn bộ các khía cạnh, nội dung của dự án, đảm bảo dự án khả thi và có hiệu quả, có khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Để làm được điều này, chi nhánh VCB Hải dương đã tiến hành thẩm định lần lượt theo các nội dung sau:

* Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án vay vốn * Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào cho dự án. * Thẩm định về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án. * Thẩm định kế hoạch triển khai dự án.

* Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

* Thẩm định các thuận lợi và rủi ro có thể xảy ra đối với dự án cùng các biện pháp giảm thiểu rủi ro

2.1.4.4 Thẩm định về các điều kiện đảm bảo tiền vay

Thông thường khi cho vay dự án, hình thức đảm bảo tiền vay chủ yếu là đảm bảo bằng toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có. Trong trường hợp này, theo quy định của VCB Hải Dương, tỷ lệ mức vốn tự có tham gia tối thiểu phải là 15% tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ rủi ro của dự án mà Chi nhánh cần yêu cầu chủ đầu tư tham giá vốn tự có ở mức độ cao hơn.

2.1.4.5 Nhận xét và dề xuất sau thẩm định

Sau khi đã phân tích và đánh giá dự án, cán bộ thẩm định của phòng Khách hang sẽ đưa ra ý kiến của mình và đề nghị cho vay hoặc không cho vay đầu tư dự án đối với khách hàng này. Tất cả nội dung thẩm định và ý kiến đề xuất cho vay của cán bộ thẩm định được trình bày trong báo cáo thẩm định . Nếu cán bộ thẩm định đưa ra ý kiến là dề nghị cho vay thì phải nêu rõ các nội dung cần thiết như: Số tiền vay là bao nhiêu?chiếm bao nhiêu % tổng vốn đầu tư?Phương thức cho vay?Thời hạn vay?Thời gian ân hạn?lãi suất?...

* Một só dự án án mà Chi nhánh đã tiến hành thẩm định và quyết định cho vay:

- Dự án sản xuất phôi thép (Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thép Việt Ý, só tiền cho vay là 736 tỷ đồng).

- Dự án xây dựng dây chuyền 2 nhà máy xi măng Phúc Sơn (Chủ đầu tư: Công ty xi măng Phúc Sơn, số tiền đã cho vay là 618 tỷ đồng).

- Dự án xây dựng dây chuyền 3 nhà máy Xi măng Hoàng Thạch (Chủ đầu tư: Công ty Xi măng Hoàng Thạch, số tiền đã cho vay là 214 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w