I. KẾT LUẬN Ngày sau gieo lạc (NSG) Giai đoạn sinh trưởng cây
lạc Vụ lạc xuân 2008 Vụ lạc xuân 2010 Mật độ sâu non (con/m2) Tỷ lệ ký sinh (%) (*) Mật độ sâu non (con/m2) Tỷ lệ ký sinh (%) 1 1 NSG 0,00 0,00 0,00 0,00 7 1-2 lá kép 6,46 20,10 0,00 0,00 14 2-3 lá kép 3,26 31,10 19,40 17,02 21 3-4 lá kép 5,26 35,00 5,60 33,33 28 4-5 lá kép 11,20 26,00 9,73 6,16 35 5-6 lá kép 4,20 23,90 30,73 11,06 42 Ra hoa 1,20 26,30 32,47 6,37 49 Hoa-quả non 26,60 11,90 22,40 17,56 56 Quả non 5,60 20,60 3,80 47,37 63 Hạt mẫy 0,80 25,00 0,60 11,11 70 Hạt chắc 0,13 16,60 0,00 0,00 77 Chín sinh lý 0,00 0,00 0,00 0,00 84 Chín thu hoạch 0,00 0,00 0,00 0,00
1. Ong Euplectrus xanthocephalus Girault là một loài ong ngoại ký sinh trên vật chủ sâu non sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius), ấu trùng ong E. xanthocephalus có 3 tuổi. Nhộng E. xanthocephalus có tỷ lệ vũ hóa trung bình 77,93% (trên đồng ruộng), và 83,63% (trong phòng thí nghiệm), tỷ lệ vũ hóa có tương quan chặt với yếu tố nhiệt độ và độ ẩm.
2. Thời gian sống trung bình của ong trưởng thành cái là 5,00 ngày, ong đực 4,70 ngày (không có vật chủ và không có thức ăn bổ sung) và 14,29 ngày (có vật chủ và có thức ăn bổ sung); dung dịch mật ong 20% là thức ăn bổ sung thích hợp cho ong E. xanthocephalus, thời gian sống của ong cái 22,54 ngày, ong đực 17,92 ngày.
Ong E. xanthocephalus có tương quan giới tính (cái:đực) là 2,06:1 (trên đồng ruộng), và 1,32:1 (trong phòng thí nghiệm); khi tương quan giới tính (cái:đực) tăng (1:1, 2:1 và 3:1) làm tăng thời gian đẻ trứng của ong cái, nhưng làm giảm các hoạt động sinh sản.
3. Thời gian phát triển cho một vòng đời của ong cái E. xanthocephalus từ trứng đến trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên là 10,70 ngày; 14,95 ngày; và 21,28 ngày ở các điều kiện nhiệt độ 28,72oC; 25oC; 20oC tương ứng. Ong E. xanthocephalus có nhiệt độ hữu hiệu K = 236,77 độ.ngày và nhiệt độ ngưỡng phát dục to = 7,69oC.
4. Trong đời một ong cái ký sinh được 11,50 sâu non sâu khoang tuổi 2 và tuổi 3, tổng số trứng 38,90 quả/ong cái, trung bình một ong trưởng thành sinh ra được 24,70 con/ong cái, trong đó có 14,40 ong cái thế hệ con.
Nhịp điệu đẻ trứng (số trứng/ngày, tỷ lệ % số trứng đẻ/ngày) và sự sống sót, số vật chủ bị ký sinh/ngày giảm dần theo tuổi thọ của ong cái.
5. Trên vật chủ sâu khoang, ong trưởng thành cái đẻ từ 1 đến11 quả trứng, ưa thích đẻ trứng trên sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 4, không đẻ trứng trên sâu non tuổi 5 và tuổi 6; trung bình đẻ được 3,11 quả trứng/vật chủ. Ong đẻ trứng ký sinh trên 13 đốt thân sâu non sâu khoang, trừ đốt đầu. Số trứng ký sinh tập trung ở 3 đốt, đốt ngực thứ III, đốt bụng I, và đốt bụng II (79,99% số trứng). Ong đẻ từ 1 đến 4 quả trứng/vật chủ sâu non sâu khoang tuổi 2 và tuổi 3, số lượng trứng đẻ trên sâu non vật chủ có tương quan chặt với tỷ lệ vật chủ bị ký sinh.
6. Vật chủ chính của ong là sâu non sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) (95,65% số cá thể), ít gặp chúng ký sinh trên sâu đo (Chrysodeisis eriosoma
Doubleday), sâu xám (Agrotis ypcilon Rott), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hibber), và sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsingham). 7. Tập hợp côn trùng ký sinh sâu non sâu khoang (S. litura) có 12 loài, trong đó
bộ Cánh màng (Hymenoptera) có 11 loài và bộ Hai cánh (Diptera) có 1 loài; 9 loài nội ký sinh, 1 loài ngoại ký sinh, 2 loài ký sinh bậc II; bổ sung cho
danh sách ong ký sinh trên sâu hại ở Việt Nam loài ong ngoại ký sinh
Euplectrus xanthocephalus Girault (họ Eulophidae).
Diễn biến mật độ sâu khoang có 2 giai đoạn với 2 đỉnh cao; giai đoạn 1 với đỉnh cao thứ nhất vào thời kỳ 4-5 lá kép, đỉnh cao thứ hai vào thời kỳ hoa-quả non; tương ứng, diễn biến tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu khoang cũng có 2 giai đoạn với 2 đỉnh cao, nhưng chậm pha hơn so với đỉnh cao của sâu khoang 1-2 tuần.
II. ĐỀ NGHỊ
1. Kết quả nghiên cứu về sinh học, sinh thái của ong Euplectrus xanthocephalus Girault (họ Eulophidae) là loài ong ngoại ký sinh trên sâu non sâu khoang (S. litura) (họ Noctuidae) cho thấy, mối quan hệ của ong ngoại ký sinh trên vật chủ sâu Cánh vảy (ăn lá mở) có nhiều điểm lý thú, khác với mối quan hệ của ong nội ký sinh và sâu hại, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu các loài ong ngoại ký sinh trên sâu hại Cánh vảy, để có thể đưa ra mô hình về mối quan hệ ngoại ký sinh - vật chủ sâu Cánh vảy.
2. Cánh màng ký sinh (bộ Hymenoptera) có vai trò quan trọng trong việc kìm hãm số lượng sâu hại ở Việt Nam, hiện nay chỉ có họ Scelionidae và họ Braconidae đã được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống; các loài ong ký sinh thuộc họ Eulophidae (như Euplectrus, Oomyzus, Stenomesius,…) cần được nghiên cứu một cách có hệ thống về phân loại, sinh học và sinh thái.