KIẾN TẠO VÀ CÁC HỆ THỐNG ĐỨT GÃY 1/ Các hệ thống đứt gãy:

Một phần của tài liệu hiện trạng nước dưới đất trong khu vực quận bình tân (Trang 30 - 31)

1/. Các hệ thống đứt gãy:

Khu vực nghiên cứu có hai hệ thống đứt gãy chính: Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Hai hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam của sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ Đông là hai hệ thống đứt gãy cấp I của khu vực, phân định miền cấu trúc.

 Hệ thống Tây Bắc – Đông Nam:

Hệ thống đứt gãy sông Sài Gòn được xem là hệ thống đứt gãy cấp II nằm song song với hai hệ thống đứt gãy sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ Đông, có tác dụng phân định miền cấu trúc ở hai bên của đứt gãy này, cùng với hệ thống sông đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông và sông Đồng Nai tạo cấu trúc bậc thang của móng với biên độ sụt lún theo phương Tây Nam hướng về đới sụt Cửu Long. Đứt gãy sông Sài Gòn kéo dài dọc theo sông Lái Thiêu – Rạch Gò Dưa – Cát Lái, các tài liệu dị thường Bouger chứng minh đây là đứt gãy thuận, có độ sâu 40 km, mặt trượt cắm về phía Tây Nam với góc 600 – 800 ở gần mặt và thoải dần 400 – 500 ở độ sâu 40 km, cự li dịch chuyển trong Neogen là 100 mét. Cánh Đông Bắc được nâng lên với dịch chuyển đá móng trước

Pliocen là 60 mét, Pliocen thượng là 22 mét. Cùng phương với đứt gãy sông Sài Gòn còn có đứt gãy Bình Chánh - Cần Giuộc, đứt gãy Hóc Môn – Bình Thạnh

 Hệ thống Đông Bắc – Tây Nam:

Hệ thống đứt gãy này gần như thẳng góc với hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam. Phần lớn chúng bị mờ đi. Tuy nhiên cũng có hệ thống thể hiện rõ

như hệ thống Bình Chánh – Nhà Bè – Thủ Đức. Hệ thống này và còn một vài đứt gãy.

2/.Kiến tạo

Các nhà nghiên cứu(Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng, Nguyễn Trường Tri, Tạ Hoàng Tinh, Lê Đức An, Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Văn Vân…)đã phát hoạ lại các hoạt động kiến tạo của khu vực TP.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như: giải đoán không ảnh, phân tích thạch học, nguồn gốc địa mạo và các phương pháp khác

a. Cổ kiến tạo(trước kỉ thứ tư)

Bắt đầu từ cuối Jura đến đầu Kreta một chuyển động có tính chất toàn cầu, đó là chuyển động Cimeri (Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng_1997) và một vài chuyển động phụ của nó trước đó. Vào cuối Triat để lại nhiều dấu vết ở Nam Bộ. Sang Kreta các hoạt động magma đã hình thành nên các thành tạo andesit ở dạng mạch cắt qua đá dacit hay ở dạng chảy tràn mà ngày nay bị các trầm tích Pleistocen che phủ ở Biên Hoà. Sau đó các mạch ryolit lại được thành tạo cắt ngang qua dacit và andesit thành tạo trước đó

b. Tân kiến tạo

Các hoạt động tân kiến tạo có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cổ kiến tạo trong việc tạo nên bề mặt địa hình của khu vực nghiên cứu cũng như trong sự trầm tích của vật liệu ở khu vực này.

Kainozoi(KZ) các hoạt động kiến tạo được đặc trưng bởi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của sự chuyển động Hymalaya(Trần Kim Thạch, Nguyễn Văn Vân_1964) Vào đầu Holocen một đợt biển tiến vào đất liền ở đồng bằng Sông Cửu Long, ở Hà Tiên người ta ghi nhận hai thềm biển có độ cao 5m và 2m ghi dấu trên đá vôi.

Một phần của tài liệu hiện trạng nước dưới đất trong khu vực quận bình tân (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w