Qua việc mô tả lại nghiệp vụ sản xuất của doanh nghiệp, ta có một số nhận xét sau:
Ưu điểm:
Quá trình sản xuất dựa trên dây chuyền sản xuất liên tục, tạo ra sự chuyên môn hóa cho đội ngũ nhân viên Công ty.
Quá trình lập kế hoạch để sản xuất có sự tham gia các phòng ban, có sự logic, phối hợp các phòng ban.
Công tác quản lí kho được sắp xếp chuyên biệt, nhà kho chuyên tâm tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung ứng. Do đó, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục mà không bị ngừng trệ bởi thiếu vật tư.
Nhược điểm:
Quá trình lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp chưa đầy đủ và theo đúng quy trình các bước như lí thuyết.
2.3.Công tác lập kế hoạch bán hàng của công ty
2.3.1.Mục tiêu của công ty
Mục tiêu lâu dài và trên hết của Công ty là phải thỏa mãn mục đích của người tiêu dùng và khẳng định vị trí thương hiệu trên khắp các tỉnh thành cả nước
2.3.2. Phân tích môi trường kinh doanh và tiềm lực Công ty đối với sản phẩm muối ăn
a. Phân tích môi trường kinh doanh
Kết quả dự báo bán hàng sau khi khảo sát người tiêu dùng trên thị trường khu vực thành phố Quy Nhơn, nhóm đã đưa ra được các chỉ tiêu doanh sô trong 1 tháng của mặt hàng muối tinh iốt. Trong đó:
Chỉ tiêu định lượng:
Quy mô thị trường:tương đối lớn và rộng khắp,từ thành phố đến nông thôn,muối là nhu cầu thiết yếu của con người nên bất kì ở nơi nào,khu vực nào cũng có sản phẩm muối được bày bán.
Quy mô ngành:hiện nay trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có hơn 200 gian hàng bán lẻ các mặt hàng muối theo chủng loại khác nhau.
Yếu tố cạnh tranh:
Hiện nay có nhiều đồi thủ đang tìm cách xâm nhập thị trường đồng thời có các đối thủ trong ngành cũng áp dụng nhiều hình thức quảng cáo Marketing nhằm nâng cao thị phần cho sản phẩm của họ. Điều này đem lại sự cạnh tranh trong ngành tăng rất nhanh trong điều kiện thị trường tiêu thụ muối ngày càng mở rộng. Các doanh nghiệp lớn dùng cách thức là quảng bá thương hiệu bằng uy tín đã tạo ra lâu nay cùng với nhiều mẫu mã đa dạng để tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, các doanh nghiệp nhỏ thì chọn cho mình giải pháp là tung các sản phẩm rẻ hơn nhằm đánh vào những người có thu thập trung thấp,ở vùng quê nông thôn.
b.Tiềm lực doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp:
- Chiếm doanh số thị phần vào khoảng 20-25% toàn thị trường.
- Số đại lý gồm 2 đại lý phân phối tổng thể và 20 đại lý trung gian bao gồm cả cửa hàng bán lẻ và một siêu thị.
- Đại lý phân phối gồm 2 nhân viên bán hàng 1 thu chi và 5 nhân viên giao hàng.
Kết quả dự báo doanh số:
Sản lượng tiêu thụ trong năm nay ước tính đạt 11500 tấn với doanh thu gần 24tỷ. Cụ thể hơn:
-Qua khảo sát thị trường cho thấy hơn 70% các bà nội trợ đã dùng sản phẩm muối tinh Iốt để nấu ăn.
-Nhóm khách hàng mục tiêu là các đại lý chế biến thức ăn,bánh kẹo,các nhà hàng,các bà nội trợ.
-Có hơn 80% khách hàng trung thành và lựa chọn sản phẩm của công ty
2.3.3.Xây dựng mục tiêu bán hàng
Nhóm mục tiêu về kết quả bán hàng:
Doanh số mục tiêu bán hàng cần đạt được trong tháng tới là sẽ rơi vào khoảng từ 1.200 – 1.500 triệu đồng. Lãi gộp là 300 – 340 triệu đồng tùy thuộc vào doanh số đạt được.
Chi phí hoạt động khoảng 40 triệu đồng lợi nhuận bán hàng khoản 200- 280 triệu đồng tùy thuộc và doanh số bán hàng và phương án thu chi ngân sách.
Nhóm mục tiêu về nền tảng, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng bằng các biện pháp như sau:
-Trong tháng cần thu thập tối thiểu thông tin của 500 khách hàng.
-Thu thập ý kiến của 100-150 người thông qua gọi điện thoại hoặc thông qua Marketing.
-Thu thập các phản hồi khách hàng và phân tích những yêu cầu của khách hàng cho sản phẩm có nhu cầu tương đối nhiều.
Triển khai các hoạt động mở rộng đại lý và điểm bán hàng trong khu vực với mục tiêu đến cuối năm 2013 sẽ đạt hơn 22 đại lý bán lẻ và 2 trung tâp phân phối, mỗi tháng tìm ra một đối tác mua hàng thường xuyên.
Mục tiêu phát triển lực lượng bán hàng.
-Nâng cao chât lượng bán hàng, nhân viên của các đại lý phân phối cần mỗi tháng đi tới các đại lý để phổ biến cho họ chính sách ưu đãi, khuyến mãi của doanh nghiệp qua đó nâng cao nghiệp cụ cho người bán hàng ở các đại lý trung gian.
-Tiến hành ít nhất hai buổi giới thiệu sản phẩm của công ty trong thời gian hai tháng.
Xác định các hoạt động và chương trình bán hàng:
-Hoạt động chuẩn bị bán hàng.
-Thu thập thông tin, lên các phương án chào hàng tối ưu cho khách hàng và các đại lý bán lẻ trên khu vực.
Hoạt động phát triển mạng lưới bán hàng:
-Tìm các đại lý mới những đại lý chưa có sản phẩm nước ngọt của Công ty. -Đàm phán và thỏa thuận với các đại lý để đưa sản phẩm của Công ty và bán tại các đại lý với nguyên tắc đảm bảo lợi nhuận cho cả bên cung cấp và đại lý.
-Hoạt động tuyển dụng huấn luyện và đào tạo động lực cho nhân viên bán hàng.
-Sau khi mở rộng đại lý sẽ tổ chức tuyển dụng nhân viên.
-Tổ chức đào tạo nhân viên mới với quy trình xử lý công việc sao cho chuyên nghiệp và hiệu quả.
2.3.4. Các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa
Nhân viên phân phối sẽ đến các đại lý vào những buổi cuối tuần để thu thập thông tin về doanh thu sản phẩm sau đó sẽ quyết định về sản lượng phân phối cho mỗi đại lý nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh và đảm bảo nhu cầu sản phẩm ở mỗi đại lý hay đơn vị trung gian.
2.3.5. Các hoạt động liên quan đến bảo quản sản phẩm
Nhân viên phân phối có trách nhiệm liên hệ với địa điểm đại lý và bảo quản sản phẩm trong quá trình phân phối.
2.3.6. Các hoạt động liên quan tới dịch vụ sau bán
Nhân viên sẽ có trách nhiệm gọi điện hoặc mail về mức độ hài lòng và những yêu cầu đóng góp của khách hàng về sản phẩm để làm báo cáo đưa lên Công ty để có những cải tiến phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
2.3.7. Các nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ tài chính
Nhóm công việc này yêu cầu nhân viên phân phối đảm nhận và ghi chép rồi gửi cho kế toán ở mức cao hơn để xử lý.
2.3.8. Công tác liên quan đến xúc tiến quảng cáo
Phối hợp với các đại lý trên khu vực để thực hiện các chương trình bán hàng của Công ty. Tạo các bảng catolo, pano, áp phích ngoài trời để tạo sự chú ý cho khách hàng.
Xác định những khách hàng mục tiêu khách hàng trung thành qua đó có thể liên lạc với khách hàng khi doanh nghiệp tổ chúc các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá, các sự kiện.
Quảng bá hình ảnh muối đảm bảo chất lượng của Công ty cổ phần muối và thương mại miền Trung tại Bình Định thông qua hình ảnh của khách hàng. Nhằm thỏa mãn cho khách hàng về thương hiệu sản phẩm.
Các chương trình dự kiến sẽ áp dụng, chương trình chiết khấu cho các đại lý: Với những đại lý trung thành nếu liên tục lấy sản phẩm trong thời gian 3 tháng sẽ nâng mức chiết khấu cho các đại lý đó.
Chương trình tặng quà cho đại lý: Với cấp phân phối khi có sự kiện khuyến mãi hoặc các sự kiện của doanh nghiệp sẽ được tặng quà.
Cứ 5 ngày thì tiến hành kiểm tra đánh giá về doanh thu thu được, khối lượng hàng bán ra, lượng hàng còn tồn trữ. Tiến hành phân tích đánh giá những mặt làm được và chưa được để đưa ra các chiến lược phù hợp.
2.3.10. Nhận xét chung về nghiệp vụ bán hàng
Qua việc mô tả lại nghiệp vụ bán hàng tại Công ty, ta có một số nhận xét sau:
Ưu điểm:
Công ty đã xây dựng được mục tiêu, chiến lược cụ thể cho hoạt động bán hàng của Công ty.
Đội ngũ nhân viên bán hàng trong Công ty đóng vai trò quan trọng việc bán hàng và thu thập thông tin từ khách hàng.
Công ty đã vận dụng hiểu quả các hoạt động Marketing mix trong việc thực hiện các nghiệp cụ bán hàng của mình.
Nhược điểm:
Chi phí vận chuyển tăng cao làm chi phí bán hàng tăng.
Quá trình lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp chưa đầy đủ và theo đúng quy trình các bước như lí thuyết.
2.4.Công tác lập dự án đầu của công ty
2.4.1.Căn cứ pháp lí
Các quy định của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản quy định về đảm bảo VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Các quy định về ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ và các quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm.
Thực hiện việc quản lý chất lượng, VSATTP đối với cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và HACCP, ISO 22000.
2.4.2.Căn cứ thực tế
Nhu cầu thị trường ngày càng lớn, đội ngũ nhân viên của Công ty luôn năng động và sáng tạo và để thực hiện được các mục tiêu của Công ty đặt ra và hoàn thành sứ mệnh của mình.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm muối tinh đạt chất lượng cao.
Như chúng ta biết muối là loại truyền thống của dân tộc ta, muối-thêm vị mặn mà cho văn hoá. Không biết từ khi nào, muối đi vào văn hóa dân gian, trở thành biểu tượng may mắn sung túc với người dân Việt Nam “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Mua muối đầu năm là phong tục của ông bà xưa. Việc mua muối là một ứng xử văn hóa, là giữ lấy vị mặn trong khao khát của nghìn đời về sự mặn mà trong tình người, tình đời, tình quê hương đất nước. Muối còn thành tập tục trong các lễ vọng, lễ cúng ít nhiều tùy gia đình nhưng phải có bát muối bên cạnh bát gạo, cốc nước, hoa quả và giấy tiền vàng.
Ngoài ra thực tế muối ăn ngày nay là muối tinh, chứa chủ yếu là clorua natri nguyên chất, được sử dụng trong nấu ăn và làm gia vị. Muối ăn chứa iốt làm tăng khả năng loại trừ các bệnh bướu cổ hay thiểu năng trí tuệ và chứng phù niêm ở người lớn.
Nhu cầu thị trường thì rất lớn nhưng công suất của công ty là còn thấp chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng
2.4.3.Quy mô và chương trình sản xuất
2.4.3.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần muối và thương mại miền trung Bình Định tổ chức sản xuất hàng loạt sản phẩm được hoàn thiện qua dây chuyền sản xuất liên tục.
Trong phân xưởng sản xuất của công ty bao gồm có bộ phận sản xuất chính và bộ phận phụ trợ sản xuất.
Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp thực hiện các khâu trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
Bộ phận phụ trợ sản xuất: Là bộ phận chịu trách nhiệm trong phần lưu trữ cũng như bảo quản hàng hóa nguyên vật liệu và cũng là bộ phận thường xuyên theo dõi để giúp cho quá trình sản xuất luôn đúng tiến độ.
2.4.3.2. Nguồn nhân lực
Cần tuyển thêm 20 công nhân và đào tạo tay nghề cho họ để đáp ứng nhu cầu lao động cho Công ty.
Đối với hình thức tuyển dụng lao động trực tiếp, Công ty tổ chức thực hiện tuyển dụng theo mùa vụ. Điều đó giúp cho Công ty tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi trên thị trường góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Tuy nhiên nguồn lao động này không ổn định và là những công nhân mới nên Công ty phải tốn chi phí cho đào tạo.
2.4.3.3. Quy mô và chương trình sản xuất
Công ty cổ phần muối và thương mại miền trung sẽ nâng công suất lên 20 triệu kg muối , bằng việc sẽ nhập dây chuyền công nghệ hiện đại của Mỹ, công nghệ sản xuất liên tục.
a.Công nghệ thiết bị
Công ty mua thiết bị dây chuyền là 268000USD của BSt Series thiết kế theo công nghệ của USA, chi phí vận chuyển người bán chịu, thuế nhập khẩu người mua chịu là 10%. Thiết bị được tính khấu hao trong 5 năm, giá trị sau khi thanh lý ước tính là 750 triệu đồng. Công ty thực hiện chế độ khấu hao đều. Với tỷ giá là 1$=20500 đồng.
- Nhà xưởng sửa chữa 500 triệu.
- Ngoài ra Công ty còn phải chịu chi phí lắp đặt và chạy thử là 620 triệu đồng.
- Công suất của dây chuyền là 20 triệu kg/năm.
2.4.3.4.Tổng nguồn vốn đầu tư
Tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án là:
- Tài sản cố định: 1208.68 triệu đồng. - Tài sản lưu động: 50 triệu đồng.
Giá bán buôn bình quân 1kg là 6000 đồng bao gồm thuế VAT. Dự kiến công suất dây chuyền sản xuất là 20 triệu kg /năm, năm thứ nhất sản suất và tiêu thụ đạt 70% công suất, năm thứ hai đạt 80%, và từ năm thứ 3 trở đi đạt 90% công suất.
Thuế VAT đầu ra và các khoản giảm trừ chiếm 10% doanh thu.
2.4.4.Phân tích các yếu tố tài chính
a. Thiết bị, nhà xưởng:
Giá thiết bị ban đầu là = 53.600 x 20.500 x1,1 = 1208.68 triệu VNĐ. Nhà xưởng sữa chữa 100 triệu đồng.
Với thời gian khấu hao của thiết bị, nhà xưởng là 5 năm, sử dụng khấu hao đều, thì giá trị khấu hao mỗi năm là:
Bảng 2.7: Bảng khấu hao tải sản của Công ty
(ĐVT: triệu đồng)
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Khấu hao nhà xưởng 100 100 100 100 100
Khấu hao thiết bị 1208.7 1208.7 1208.7 1208.7 1208.7
Tổng khấu hao 1308.7 1308.7 1308.7 1308.7 1308.7
Thu thanh lý thiết bị 750
(Nguồn:Phòng Kế toán_Tài vụ)
b. Doanh thu
Doanh thu của 1000 kg là: 6000x1000=6000000 đồng ( hay 6 triệu).
Bảng 2.8: Bảng doanh thu của Công ty
(ĐVT: triệu đồng)
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Tỷ lệ tiêu thụ so với công suất 70% 80% 90% 90% 90%
Lượng tiêu thụ SP (nghìn kg) 14.000 16.000 18.000 18.000 18.000
Doanh thu SP 84.000 96.000 108.000 108.000 108.000
(Nguồn:Phòng Kế toán_Tài vụ)
c. Chi phí
Chi phí biến đổi trên 1000 kg:
Bảng 2.9: Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1000 kg
(ĐVT: triệu đồng)
Nguyên vật liệu chính 2
Nhiên liệu 0.4
Đóng gói 1
Nhân công 1.5
Chi phí kinh doanh 0.3
Tổng 5.2
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Bảng 2.10: Bảng chi phí phân bổ cho từng năm:
(ĐVT: triệu đồng)
Chí phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Biến phí 72,800 83,200 93,600 93,600 93,600
Chi phí khấu hao 1,308.7 1,308.7 1,308.7 1,308.7 1,308.7
Chi phí gián tiếp 320 320 320 320 320
tổng chi phí 74,429 84,829 95,229 95,229 95,229
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
d. Lợi nhuận
Bảng 2.11:Bảng lợi nhuận phân bổ cho từng năm
(ĐVT: triệu đồng)
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Doanh thu 84000 96000 108000 108000 108000
Doanh thu thuần 76364 87273 98182 98182 98182
Tổng chi phí 74429 84829 95229 95229 95229
Lợi nhuận trước thuế 1935 2444 2953 2953 2953
Thuế lợi tức 483.7 611.0 738.3 738.3 738.3
Lợi nhuận sau thuế 1451 2112 3037 3202 3202
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
e. Dòng tiền của dự án: