Kiến nghị

Một phần của tài liệu Đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT” doc (Trang 43 - 50)

Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát

huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.

Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt

động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.

Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh, sinh viên học tập một cách thụ năng tư duy. Học thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách

máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng, học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập.

Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến

đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào. Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. Không những vậy, sơ đồ tư duy đa chiều tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện

được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học.

Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi

người tập trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được kết quả.

Bài thuyết trình – Bài 31 – Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII của HS Lê Phạm Duy Thông lớp 10 B4

KẾT LUẬN

Sử dụng thành thạo và hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh

hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

Việc sử dụng các phần mềm mind mapping sẽ làm cho công việc lập

sơ đồ tư duy dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học.

Có thể tóm lược sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử như sau:

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội

họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học sinh của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

Trước đây, các tiết ôn tập chương một số giáo viên cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách

của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai.

Sơ đồ tư duy một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể

thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo viên và học sinh sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản demo ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, phần mềm này không hạn chế số ngày sử dụng và việc sử dụng nó cũng khá đơn giản.

lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem phim minh họa… có tính khả thi

cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THPT kể từ năm học 2012 – 2013.

Dĩ An, ngày 09 tháng 3 năm 2012 Người viết,

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội. 2. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan)

3. www.peterussell.com/mindmaps/mindmap.htm

4. Bài giảng của ThS Trương Tinh Hà về Mind Mapping và các Kỹ năng giải quyết vấn đề.

5. Lớp tập huấn của Bộ GD&ĐT hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học (xem phim hứng dẫn đính kèm)

6. Hướng dẫn sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy (xem phim minh họa)

7. Phim giới thiệu một số giáo viên và học sinh các trường THPT, TTGDTX áp dụng thành công việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học của đài truyền hình (gửi kèm theo SKKN)

8. Trần Đình Châu, Sử dụng Bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập Tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 9-2009.

9. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ tư duy – công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường, Báo Giáo dục&Thời đại, số 147 ngày 14/9/2010.

Lớp 10 – Bài 32 – Cách mạng công nghiệp ở Anh NHẬN XÉT ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT” doc (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w