Giá trị gia tăng thị trường là chênh lệch giữa giá thị trường vốn chủ sở hữu và giá trị trên sổ sách của vốn chủ sỡ hữu[1,tr251]
Trong đó:
Trong một thị trường tài chính hiệu quả, giá trị gia tăng thị trường chính là giá trị của những tài sản vô hình của công ty như thương hiệu, lợi thế thương mại, công nghệ, trình độ quản lý, văn hóa công ty, đội ngũ lao động lành nghề… Những tài sản vô hình này có giá trị rất lớn, vì chính những yếu tố này đã làm cho công ty đạt được mức doanh thu cao và không ngừng gia tăng cũng như mức giá bán có thể cao hơn so với những sản phẩm cùng ngành nghề, vì vậy làm cho công tu có suất sinh lời trên tài sản cao. Những giá trị tài sản này không được phản ánh trên giá trị sổ sách mà chỉ thể hiện trên giá trị thị trường của công ty.
8. Tỉ số giá thị trường so với thu nhập trên một cổ phiếu (Price – earnings – P/E)
Tỷ số P/E là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa giá trị thị trường một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E là một trong những chỉ số tài chính thường dùng phổ biến trong phân tích chứng khoán trên thị trường chứng khoán[5,tr258].
P/E =
Ví dụ 7:Nếu giá một cổ phiếu cuả công ty cổ phần dược Hậu Giang mã DHG
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 75.000 đồng và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 7.500đ thì chỉ số P/E sẽ là 10 (75.000/7.500). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 10đ cho mỗi 1đ lợi nhuận của công ty kiếm được. Nếu Chỉ số P/E giảm xuống còn 8 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 8đ cho mỗi 1đ lợi nhuận.
8.2 Ý nghĩa:
- P/E cho thấy giá thị trường cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó
bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí theo từng ngành.
- Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành; nếu chỉ số P/E của một công ty cao hơn mức bình quân, có nghĩa người đầu tư cho rằng giá thị trường của cổ phiếu công ty đang ở mức cao,ngành nghề của công ty đó rất hấp dẫn, có tiềm năng, công ty có khả năng đưa ra các sản phẩm mới có tính cách mạng trong đời sống (như các lĩnh vực kỹ thuật cao, phần mềm, dược phẩm)...Tuy nhiên tỷ số P/E cao có thể không phải là vì giá thị trường của cổ phần ở hiện tại cao mà do
thu nhập EPS của công ty đang ở mức thấp, điều đó cho thấy khả năng sinh lời của công ty thấp và nhà đầu tư sẽ kì vọng EPS tăng cao trong tương lai.
- P/E thấp có thể do EPS tăng cao chứ không hẳn là do cổ phần được định giá thấp trên thị trường. Điều này cho thấy rằng, công ty đã đạt tới mức tăng trưởng đều và ổn định không còn tăng mạnh như thời kỳ đầu. Hoặc, cũng có thể do giá thị trường hiện tại của cổ phiếu thấp. Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng và không đẩy giá lên nữa.
Ví dụ 8: Tập đoàn Microsoft ở giai đoạn mới thành lập với tốc độ tăng trưởng
cao thì P/E của nó lên đến 100. Nay, khi Microsoft đã trở thành công ty hàng đầu, mức tăng trưởng khó lòng duy trì như xưa thì P/E giảm dần - tháng 6-2002 còn 43 và đến ngày 24/10/2014 thì còn 18,08 đây là điều hết sức bình thường khi công ty có tốc độ tăng trưởng ở mức cao vào giai đoạn mới hình thành, khi củng cố được vị thế và danh tiếng của mình sau đó chuyển thành các công ty bluechips thì tốc độ tăng sẽ chững lại.
Nguồn: https://ycharts.com/
Tóm lại, P/E chỉ là chỉ số tĩnh dùng để phân tích việc mua bán cổ phiếu trong hầu hết các trường hợp, không nên coi nó là nhân tố chính để quyết định mua hay bán một cổ phiếu nào đó. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không nói lên điều gì khi không so sánh với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến,ngành nghề hoạt động của công ty.
KẾT LUẬN
Trong phân tích tình hình tài chính của một công ty thì việc phân tích khả năng sinh lời và rủi ro của công ty dựa trên mối liên hệ của các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính của công ty sẽ cho ta những nhận định về xu hướng trong quá khứ để trên cơ sở đó có những dự báo trong tương lai.
Biết tính toán và sử dụng các tỷ số sinh lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà còn đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ... từ kết quả tính toán và phân tích đó sẽ được kết hợp với một số thông tin khác như thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá cổ phiếu, triển vọng phát triển sản phẩm và thị trường của công ty để ra quyết định đầu tư, lựa chọn hình thức tài trợ vốn cho thích hợp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Ngô Kim Phượng; Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Lao động xã hội.
3. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê
4. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính
5. PGS.TS. Hà Thanh Việt ( 2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ
6. Website Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright: www.fetp.edu.vn 7.Website Trung tâm đào tạo tài chính và CFA:www.fgate.com.vn
8. Website YCharts: The Financial Terminal of the Web : https://ycharts.com/ 9. Website Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1: www.bidiphar1.com/ 10. Website Công ty cổ phần Bibica: www.bibica.com.vn/
PHỤ LỤC
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BIDIPHAR 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HĐKD