Với phương châm “Hoàn thiện trên từng bước tiến”, VPBank Chương Dương luôn không ngừng hoàn thiện mình, không chỉ trong công tác chuyên môn mà còn không ngừng hoàn thiện nhân cách, tác phong của từng nhân viên để ngày càng nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng. Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách
nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng,VPBank Chương Dương gồm có các phòng ban sau:
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK CHƯƠNG DƯƠNG.
2.2.1 Tình hình huy động vốn.
Kể từ năm 2004 lại đây, qua hơn 7 năm hoạt động, VPBank Chương Dương đã gây dựng được những uy tín trong dân cư và có quan hệt mật thiết với các doanh nghiệp trên địa bàn và các khu vực lân cận. Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các ngân hàng thương mại vì đó là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Chính vì điều này nên hoạt động huy động vốn ở VPBank Chương Dương luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu. Huy động vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh
Ban giám đốc Khối tín dụng Phòng tín dụng cá nhân và doanh nghiệp Khối quan hệ khách hàng Khối hành chính tổng hợp Phòng dịch vụ khách hàng Phòng kho quỹ tiền tệ Phòng kế toán Phòng nhân sự quản lý nội bộ
doanh, quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Công tác huy động vốn của một ngân hàng được đánh giá là có hiệu quả khi ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu cho qúa trình phát triển của đất nước.
Trên thực tế với việc mở rộng các hình thức huy động vốn ngày càng phong phú với nhiều loại tiền gửi( cả nội và ngoại tệ), cho từng thời hạn và hình thức lãi suất hấp dẫn, không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ cũng như nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng với tiêu chí “ lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng”. Ngân hàng đã triệt để khai thác nguồn vốn từ những
khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho đến các khoản tiền thanh toán của những doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn kết hợp với nhiều giải pháp và chính sách thích hợp, tạo điều kiện tăng nguồn vốn huy động đặc biệt là nguồn vốn có thời hạn dài. Công tác huy động vốn của ngân hàng đã bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá, đáp ứng đựơc khối lượng lớn nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuât kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty và dân cư trên địa bàn.
Một số kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của ngân hàng VPBank Chương Dương được thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị : tỷ đồng 2008 2009 2009/2008 2010 2010/2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) ± % Giá trị Tỷ trọng (%) ± % Tổng nguồn vốn 130 100 200 100 70 53,85 320 100 120 60 1. Theo TPKT 1.1. Tiền gửi dân cư 84 64,61 126 63 42 50 207 64,68 81 64,28 1.2. Tiền gửi các TCKT 46 35,39 74 37 28 60,86 103 35,32 29 39,19 2. Theo kì hạn 2.1. Không kỳ hạn 18,07 13,9 25,5 12,75 7,43 41,12 41,92 13,1 16,42 64,39 2.2 Kỳ hạn dưới 12 tháng 46,26 35,59 37,2 18,6 9,06 19,58 110,4 34,5 73,2 196,77 2.3 Kỳ hạn trên 12 tháng 65,67 50,51 137,3 68,65 71,63 109,0 7 167,6 8 52,4 30,38 22,13 3. Theo nội tệ, ngoại tệ 3.1. Nội tệ 121,3 93,3 184 92 62,7 51,69 297,6 93 30,3 48,32 3.2. Ngoại tệ 8,67 6,67 6 8 2,67 30,79 22,4 7 16,4 273,33
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank Chương Dương 2008-2010
Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng VPBank Chương Dương tăng đều qua các năm và năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 130 tỷ đồng, trong đó vốn ngoại tệ quy đổi là 8,67 tỷ đồng chiếm 6,67% trên tổng nguồn vốn. Đến năm 2009, tổng nguồn vốn là 200 tỷ đồng, tăng 70 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 53,85%. Trong năm 2009 thì nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 6 tỷ đồng giảm 2,67 tỷ đồng so với năm 2008( tương ứng với giảm 30,79%). Năm 2010, nguồn vốn đạt 320 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng, tương đương với 60%. Năm 2010, tỉ lệ vốn bằng ngoại tệ tăng mạnh so với năm 2009,tỉ lệ vốn bằng ngoại tệ đạt 22,4 tỷ đông ( đã quy đổi ) chiếm 7% trong tổng nguồn vốn, tăng 16,4 tỷ đồng tương đương với 273,33%.
Hiện nay, tại ngân hàng VPBank Chương Dương đang tiến hành huy động vốn chủ yếu từ các nguồn như :
- Tiền gửi tổ chức kinh tế (bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, tiền gửi có kỳ hạn)
- Tiền gửi dân cư (bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, dịch vụ tài khoản)
Trong các nguồn vốn huy động kể trên thì nguồn vốn huy động nhận tiền gửi dân cư chiếm vị trí quan trọng nhất, sau đó là nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác. Tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Năm 2008 tiền gửi từ khu vực dân cư đạt 84 tỷ đồng, chiếm 64,61% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 tiền gửi dân cư đạt 126 tỷ đồng, về tỷ trọng tuy có giảm xuống còn 63% trên tổng nguồn vốn, nhưng so với năm 2008 lại tăng 42 tỷ đồng tương đương với tăng 50%. Năm 2010 tiền gửi từ khu vực dân cư tiếp tục tăng đạt 207 tỷ đồng chiếm 64,68% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng 81 tỷ đồng( tương đương tăng 64,28%) so với năm 2009.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế vào ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng và ổn định. Năm 2008 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 46 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 35,39% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 tiền gửi từ tổ chức kinh tế đạt 74 tỷ đồng( chiếm 37% trên tổng nguồn vốn) tăng 28 tỷ đồng( tương đương 60,86%) so với năm 2008. Năm 2010 khối lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đạt mức 103 tỷ đồng, tăng 29 tỷ đồng(tương đương 39,19%) so với năm 2009 nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động lại giảm xuống còn 35,32%.
Qua những phân tích số liệu ở trên ta thấy được hoạt động huy động vốn của ngân hàng VPBank Chương Dương là khá tốt, nguồn vốn huy động được tăng trưởng đều qua các năm tạo ra một nguồn vốn dồi dào đủ để cung cấp cho nhu cầu của các khách hàng của mình trên địa bàn. Điều này thể hiện được việc ngân hàng đã đang gây dựng được uy tín cao trong dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn, cũng như thể hiện được sự nỗ lực cố gắng của những cán bộ ngân hàng trong việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời những nhu cầu của khách hàng.
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn.
Một ngân hàng kinh doanh hiệu quả là ngân hàng biết sử dụng đầu tư đồng vốn của mình vào đúng chỗ, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Các ngân hàng chủ yếu sử dụng đồng vốn huy động được để tiến hành cho vay hưởng chênh lệch lãi suất. Những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động lớn và VPBank cũng phải chịu không ít những khó khăn, nhưng với sự nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của mình, VPBank đã gặt hái được nhiều thành tích đáng khích lệ trong những năm vừa qua. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng chủ yếu là nghiệp vụ tín dụng, còn các nghiệp vụ khác như mua bán kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán…chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Theo nguồn báo cáo kết quả kinh doanh ta có bảng số liệu tình hình cơ cấu dư nợ của VPBank Chương Dương qua các thời kỳ như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ. Đơn vị : tỷ đồng NĂM/CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 84 100 126,5 100 211,6 100 1. Theo TPKT 1.1. Kinh tế QD 3,8 4,5 4,2 3,3 6.6 3,1 1.2. Kinh tế NQD 67,1 79,9 102,7 81,21 176,3 83,33 1.3. Hộ gia đình, cá nhân 13,1 15,6 19,6 15,49 28,7 13,57
2. Theo nội, ngoại tệ
2.1 Dư nợ nội tệ 78,84 93,86 117,15 92,61 185,65 87,74
2.2 Dư nợ ngoại tệ 6,16 6,14 9,35 7,39 25,95 12,26
3. Theo thời gian
3.1 Ngắn hạn 60,27 71,75 87,5 69,19 151 71,39
3.2 Trung, dài hạn 23,73 28,25 39 30,81 60,6 28,61
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank Chương Dương 2008-2010
Qua những số liệu ở bảng trên ta nhận thấy rõ là tổng dư nợ của ngân hàng ngày càng tăng lên. Năm 2008, tổng dư nợ ở mức 84 tỷ đồng, năm 2009 tổng dư nợ là 126,5 tỷ đồng tăng 42,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2008,tỷ lệ tăng là 50,59%. Đến năm 2010 tổng dư nợ đã tăng lên đến 211,6 tỷ đồng, tăng 85,1 tỷ đồng( tỷ lệ tăng là 67,27% ) so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn bảng trên ta thấy kinh tế QD chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn trong tổng dư nợ. Năm 2008, tỷ trọng này là 3,8% và năm 2009 tỷ trọng này giảm còn 3,3% và tiếp tục giảm Xuống 3,1% trong năm 2010. Theo tôi đây là do mục tiêu khách hàng của ngân hàng xác định chính là khu vực dân cư và các doanh nghiệp, bởi vì đây là một thị trường tiềm năng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì trường thì khu vực này ngày càng năng động trong công việc kinh doanh của mình và họ có nhu cầu rất lớn về vốn. Và qua bảng
số liệu ta thấy rõ được điều này, khu vực kinh tế NQD và hộ gia đình, cá nhân chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng qua các năm và duy trị ổn định sự tăng trưởng. Cho vay khu vực kinh tế NQD chiếm tỷ trọng lớn trọng tổng dư nợ của ngân hàng và tăng đều qua các năm . Năm 2008, dư nợ kinh tế NQD đạt mức 67,1 tỷ đồng chiếm 79,9% trong tổng dư nợ. Đến năm 2009 dư nợ kinh tế NQD là 102,7 tỷ đồng( chiếm 81,21% trong tổng dư nợ) tăng 35,6 tỷ đồng tương đương 53% so với năm 2008. Và năm 2010 dư nợ kinh tế NQD đã tăng lên 176,3 tỷ đồng chiếm 83,33 % trong tổng dư nợ, tăng 73,6 tỷ đồng( 71,66% ) so với cùng kỳ năm 2009.
Ngoài ra dư nợ ở thành phần kinh tế cá nhân và gia đình cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và cũng tăng trưởng đều đặn qua các năm. Năm 2008 dư nợ đạt 13,1 tỷ đồng chiềm 15,6%. Năm 2009 dư nợ tăng lên đạt 19,6 tỷ đồng chiếm 15,49%. Năm 2010 dư nợ tiếp tục tăng lên đạt 28,7 tỷ đồng tương ứng 13,57%.
Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng thì hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Do nằm trên vị trí địa lý thuận lợi, trên địa bàn phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ- nhu cầu vay vốn ngắn hạn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, đồng thời địa bàn Hà Nội là nơi đông dân cư, nhu cầu vay tiêu dùng cũng không phải là nhỏ. Cụ thể năm 2008 tín dụng ngắn hạn đạt 60,27 tỷ đồng chiếm 71,75%. Đến năm 2009 tỷ trọng tuy có giảm xuống còn 69,19% nhưng về số tuyệt đối tín dụng ngắn hạn vẫn tăng lên đạt 87,5 tỷ đồng. Sự giảm xuống không nhiều của tỷ trọng cũng là một kết quả khả quan mà ngân hàng đạt được trong bối cảnh của nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Năm 2010 tín dụng ngắn hạn đạt 151 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 71,39%, một năm đầy nỗ lực phấn đấu của cán bộ ngân hàng và đây là một kết quả đáng khích lệ. Tín dụng dài hạn cũng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu dư nợ của VPBank Chương Dương, năm 2008 tín dụng dài hạn đạt 23,72 tỷ đồng chiếm 28,25%. Năm 2009 tín dụng dài hạn đạt mức 39 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 30,81%, đến
năm 2010 tín dụng dài hạn tiếp tục tăng lên đạt 60,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28,61%.
Qua những phân tích ở trên, ta thấy rằng ngân hàng VPBank Chương Dương đã thành công trong việc mở rộng hoạt động tín dụng. Tình hình dư nợ đều tăng qua các năm, có được kết quả này là do công sức nỗ lực, sự nhiệt tình với nghề của cán bộ ngân hàng VPBank Chương Dương.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank Chương Dương.
Đối mặt với nhiều khó khăn đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng VPbank Chương Dương luôn phải đề ra những phương hướng, chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu và có những sự tăng trưởng vững chắc trong công cuộc đổi mới. Trải qua 3 năm, thị trường với những diễn biến phát sinh đầy phức tạp và bất lợi đối với ngân hàng,cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong công tác huy động vốn. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng VPbank Chương Dương nói riêng. Trước những biến động đầy khó khăn, ngân hàng VPbank Chương Dương cũng đã cố gắng phát huy hết sức mình và đã đạt được những thành tích cao được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Đơn vị : Tỷ đồng
NĂM/CHỈ TIÊU 2008 2009 2009/2008 2010 2010/2009
± % ± %
Tổng thu nhập 11,3 17,9 6,6 58,41 27,9 10 55,86 Tổng chi phí 8,5 13,3 4,8 56,47 21,9 8,6 64,66 Lợi nhuận trước thuế 2,8 4,6 1,8 64,28 6 1,4 30,43
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank Chương Dương 2008 - 2010
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, ngân hàng là đơn vị làm ăn có lãi , với kết quả kinh doanh luôn đủ bù đắp các khoản chi phí phát sinh và trích lập quỹ khi cần thiết. Mặc dù năm 2008 ngân hang phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến các mức lãi suất liên tục giảm trong
những tháng cuối năm. Việc huy động vốn của ngân hàng chịu nhiều khó khăn do lãi suất tiền gửi thấp, nguồn vốn của ngân hàng vẫn chịu mức lãi suất cao do huy động những năm về trước. Tuy vậy ngân hàng vẫn kinh doanh có lãi và kết quả kinh doanh năm 2008 lợi nhuận đạt 2,8 tỷ đồng. Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu… đồng loạt gặp khó khăn. Năm 2009 cũng là một năm đầy biến động của thị trường tài chính, ngân hàng nhưng VPbank Chương Dương vẫn Xuất sắc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận theo kế hoạch đã được giao. Năm 2009 lợi nhuận trước thuế đạt 4,6 tỷ đồng, tăng 1,8 tỷ đồng (64,28%) so với năm 2008. Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng suy giảm, đang phục hồi và có mức tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên sự tăng trưởng vẫn chưa được bền vững và nền kinh tế vẫn phải chịu nhiều sự biến động ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu đặc biệt là tình hình lạm phát ở mức 2 con số, giá vàng và tỉ giá biến động mạnh… Trước những khó khăn, thách thức như vậy VPbank Chương Dương đã có những chính sách quản lý nguồn vốn huy động cũng như nguồn cho vay thật hiệu quả và lợi nhuận vẫn đạt kết quả cao. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế đạt 6 tỷ đồng, tăng 1,4 tỷ đồng (30,43%) so với năm 2009. Qua bảng số liệu ở trên đã cho ta thấy sự cố gắng