5. Cấu trúc của chuyên đề
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Theo quy hoạch, Vườn nằm trong ranh giới hành chính của hai huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý: 16 05’ – 16 16’ vĩ độ bắc kinh độ Đông.Tổng diện tích vườn là 22.031 ha, được chia thành 3 phân khu chính: Phân khu bảo vệ nguyên vẹn (Core zxone) chiếm 7.123 ha, Phân khu phục hồi sinh thái (Restoration zone) chiếm 12.631 ha và Phân khu hành chính dịch vụ (Tourist service zone) chiếm 2.295 ha.
2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
Về địa hình, Bạch Mã là phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi cao chia cắt và thấp dần ra biển. Núi ở đây có nhiều đỉnh cao thường được gọi là động như động Truồi, cao 1154m, động Nôm cao 1186m, động
Đlip cao 1200m và cao nhất là động Bạch Mã cao 1450m. Độ dốc bình quân toàn khu vực là 25, những nơi dốc biến động từ 45 đến 60.
Hình 2.2: Bản đồ VQG Bạch Mã
Về địa chất, thổ nhưỡng, hầu hết toàn bộ núi Bạch Mã nền địa chất cơ bản là đá granit thuộc nguyên đại đệ nhất. Đất Feralit vàng đến vàng đỏ phát triển từ đá granit. Tầng đất từ mỏng đến trung bình, riêng ở đai cao trên 900m, do nhiệt độ thấp, quá trình phân huỷ thấp nên tầng thảm mục dày hơn.
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Do có địa hình là đồi núi xen kẽ với đồng bằng và vị trí nằm sát biển nên các tiểu vùng ở Bạch Mã mặc dù nằm sát nhau nhưng lại có sự khác biệt nhau về khí hậu. Tuy nhiên toàn vùng có thể phân thành hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 với lượng mưa trung bình 3000 mm, có khi lên đến 8000 mm. Nhiệt độ trung bình dưới 200C và độ ẩm trung bình là 90%.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình là 250C và độ ẩm từ 70% - 80%. Độ ẩm ở đỉnh núi Bạch Mã thường rất lớn nên làm tăng thêm cảm giác mát lạnh cho du khách tham quan. Một điều thú vị là nhiệt độ tối thiểu tại khu nghỉ mát Bạch Mã không xuống quá 40C vào mùa đông và không vượt quá 260C vào mùa hè. Vào các buổi chiều thường có mưa dông và mây mù đậu trên các đỉnh núi cao.
Cũng do nằm trong khu vực có lượng mưa lớn, rừng còn tương đối nguyên vẹn nên nguồn nước ở Bạch Mã khá dồi dào, ở độ cao trên 900 m cũng có rất nhiều suối và thác có nước chảy quanh năm. Tuy nhiên tại độ cao này, do nhiệt độ thấp nên nước rất lạnh, chỉ có thể tắm vào buổi sáng trong khoảng từ 10 – 12 giờ. Đây cũng là nơi điều hoà nguồn nước cho các con sông lớn trong vùng như sông Truồi, sông Cuđê và nhất là sông Tả Trạch là đầu nguồn của dòng sông Hương xứ Huế thơ mộng.
2.1.1.4. Thực vật
Tài nguyên rừng ở Bạch Mã được bao phủ bởi 2 kiểu rừng chính: - Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở đai cao trên 900m
Rừng chỉ còn ở 2 trạng thái là rừng nghèo và rừng non phục hồi, trữ lượng bình quân 100m3/ha. Tầng cây gỗ cao từ 18-25m. Tán cây không liên tục nên độ cho phủ biến động từ 0,2-0,6. Những họ cây gỗ có nhiều cá thể nhất là họ Kim giao (Podocarceae), đáng chú ý là tùng
bạch mã hay còn gọi là Hoàng đàn giả. Chúng tạo thành những quần tụ chiếm ưu thế mọc quanh đỉnh Bạch Mã. Tiếp đến là cây họ chè, họ dẻ. - Rừng lá kim thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đai thấp dưới 900m Tổ thành chủ yếu là các cây thuộc họ Dầu, họ Đậu, họ Bồ hòn, họ Trôm, họ Bứa, họ Sim, họ Xoài, họ Long não.
Kiểu rừng này được phân thành 4 trạng thái rõ rệt là rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng non. Đặc biệt diện tích rừng giàu chiếm trên 2700 ha thuộc đối tượng rừng ít hoặc chưa bị tác động, loại này được phân bố tập trung xung quanh các đỉnh núi: động Bạch Mã, động Nôm, động Kijao, động Truồi,… Rừng ở đây được chia thành 5 tầng rõ rệt: Tầng nhô cao 35-40m do một số cá thể của cây họ Dầu, họ Trám tạo thành; tầng ưu thế sinh thái có tán liên tục, cao 18-30m do nhiều cây hình thành như chò chai, ươi, trâm, re, kiền kiền, huỳnh,… trong đó, chò chai chiếm ưu thế. Tầng dưới tán đại đa số là cây non của tầng trên và các loài thuộc họ thị, họ na, họ thầu dầu… Nhìn chung, thực vật ở trạng thái rừng giàu khá phong phú, các cây họ Dầu chiếm đến 21- 24% về diện tích ngang, trữ lượng bình quân đạt trên 400m3/ha. Riêng trạng thái rừng trung bình, rừng nghèo, rừng non do tác động của dân cư, chiến tranh hoặc do tập quán canh tác của một số đồng bào dân tộc thiểu số Pa-cô, Kà-tu, tình hình rừng tuỳ thuộc vào mức độ tác động mà tổ thành loài cây và kết cấu tầng tán có khác nhau rõ rệt.
Hệ thực vật:
VQG Bạch Mã có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Những kết quả nghiên cứu cho thấy thực vật ở Bạch Mã bao gồm 2.147 loài chiếm khoảng 1/5 tổng số loài thực vật ở Việt Nam. Trong số này có 86 loài được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tuyệt chủng. Có trên 500 loài có tiềm năng thương mại và được sử dụng làm cây thuốc. Bạch Mã có ít nhất 3 loài cây mang tên của mình: Piper
bachmariaefolia, cissus bachmaensis (Chìa vôi Bạch Mã) và elaeocarpus bachmaensis (Côm Bạch Mã).
Tại khu vực đỉnh có một vài loài thực vật hạt trần hiếm thuộc họ kim giao như Hoàng đàn giả, podocarpus neriifolius va podocarpus fleuryi. Vào tháng 2, có rất nhiều hoa Đỗ Quyên dọc theo các con suối nhỏ và đặc biệt là dưới chân thác Đỗ Quyên.
Các khu rừng còn chứa các loài cây lá rộng có giá trị như các loài thuộc họ Dipterocarpaceae, gỗ hồng mộc và trầm hương. Ở trên núi cao, các loài cây gỗ sồi và hạt dẻ là rất phổ biến. Các khu rừng ở đây giàu về các loài thuộc họ cau dừa như mây và cọ đuôi cá, cũng như các loài dương xỉ và các loài lan. Do ảnh hưởng của việc rải chất độc diệt cỏ và bom đạn trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, rừng nguyên sinh ở một số vùng của Vườn Quốc Gia đã bị ảnh hưởng đáng kể.
Về thực vật quý hiếm, đặc hữu, kết quả điều tra cho thấy ở VQG Bạch Mã có hơn 30 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng đã được đưa vào sách đỏ của Việt Nam. Nhiều loài cây thuốc có giá trị cũng có nguy cơ tuyệt chủng cần phải bảo vệ như: Vàng đắng, Hoàng tinh trắng, Kim tuyến Sa pa, Kim tuyến… Nhiều loài hoa đẹp có giá trị như các loài phong lan, địa lan, loài hoa Đỗ Quyên… và các loài cây gỗ quý hiếm khác như trầm hương, trắc… Bên cạnh đó cũng có các loài cây có giá trị về khoa học như: dương xỉ thân gỗ, đỉnh tùng hay các loài đặc hữu như: Côm Bạch Mã, Chìa vôi Bạch Mã.
2.1.1.5. Động vật
Khu hệ động vật ở đây cũng rất phong phú với nhiều loài đặc hữu và quí hiếm. Cho đến nay các nhà khoa học đã ghi nhận được 1.493 loài động vật bao gồm: 132 loài thú (chiếm 1/2 số loài thú ở Việt Nam), 358 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 57 loài cá, 894 loài côn trùng đang có mặt trong
Vườn. Trong tổng số các loài hiện thống kê được, đã có đến 68 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam, là những loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Đặc biệt, có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis). Các loài thú lớn như hổ và báo có thể vẫn còn nhưng chỉ ở những vùng hẻo lánh thuộc phía Tây Nam của Vườn.
Tính đa dạng còn được chứng minh rõ ràng qua sự ghi nhận với 358 loài chim, chiếm một phần ba số loài chim có mặt ở Việt Nam. Trong đó bộ Gà có 7 loài trên tổng số 12 loài ở Việt Nam, trong đó có những loài quí hiếm như Trĩ sao (Rheinardia ocellata) và gà Lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) - loài vừa mới được phát hiện ở đây sau hơn 55 năm được cho là đã tiệt chủng ngoài thiên nhiên.