Những mặt mạnh trong việc huy động FDI vào Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu _u_t_tr_c_ti_p_n_c_ngo_i_t_i_vietj_nam (Trang 26 - 31)

trong thời gian qua.

1. Kinh tế chính trị ổn định:

Việt Nam là nớc có môi trờng chính trị ổn định và môi trờng hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ quốc tế đã mở rộng vơi hầu khắp các nớc. Môi tr- ờng pháp chế đang đợc tích cực và hoàn chỉnh. Trong điều kiện tình hình chính trị thế giới biến động hết sức phức tạp nh cuộc chiến ở Trung đông ngày càng gay gắt, các cuộc khủng bố nổ ra ở khắp nơi, đặc biết vụ khủng bố ngày 11/9 vừa qua ở Mỹ làm cho tình hình chính trị kinh tế thế giới biến động không ngừng. Việt Nam đợc đánh giá là một trong những nớc có môi trờng chính trị ổn định nhất.

Về kinh tế tơng đối ổn định, có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trởng kinh tế thuộc loại cao trên thế giới (năm 2001 tốc độ tăng trởng là 7%). Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á năm 1997, Việt Nam là nớc ít chịu ảnh hởng nhất, điều đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam khá ổn định, những điều chỉnh kinh tế vĩ mô là hợp lý.

Môi trờng kinh tế - chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu t n- ớc ngoài về những rủi ro do biến động kinh tế, chính trị. Đây chính là điểm mạnh để ta tích cực khai thác dòng FDI vào Việt Nam.

2. Luật đầu t nớc ngoài ngày càng hoàn thiện:

Thực hiện đờng lối mở cửa, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, luật đầu t nớc ngoài của Việt Nam đã đợc ban hành từ tháng 12 năm 1987 trải qua hơn 10 năm đí vào thực tiễn cuộc sống, đầu t nớc ngoài (FDI) đã phát huy nhiều tác dụng nh chúng ta đã thu hút đợc 3672 dự án, tổng vốn đăng ký 41603,8 triệu USD với tổng số vốn pháp định 19617,8 triệu USD; thu hút đợc khoảng 67 đối

tác trên khắp thế giới đầu t vào hầu hết các ngành nghề sản xuất. Vốn FDI cũng đợc thu hút vào 61 tỉnh, thành phố, đóng góp đáng kể vào tăng trởng kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngời lao động.

Kết quả đạt đợc là do luật đầu t nớc ngoài của Việt Nam ngày càng đợc sửa đổi hoàn thiện theo hớng ngày càng thông thoáng và hấp dẫn các đối tác đầu t nớc ngoài. Những sửa đổi tạo sức hấp dẫn thu hút FDI cụ thể một số điểm sau: * Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu t nớc ngoài đợc Quốc Hội n- ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 6 năm 2000 đã bổ sung thêm điều khoản: “Doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài, các bên tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động đợc phép chuyển đổi hình thức đầu t, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục chuyển đổi hình thức đầu t, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp.”

* Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 của Chính phủ: Theo nghị định này, một số lĩnh vực đầu t nh xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã đợc da ra khỏi doanh mục bắt buộc phải liên doanh, thay vào đó nhà đầu t có thể đầu t dới hình thức 100% vốn nớc ngoài.

Hiện nay, luật đầu t nớc ngoài của Việt Nam chỉ hạn chế đầu t dới hình thức 100% vốn nớc ngoài trong 8 lĩnh vực là:

- Xây dựng kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt. - Khai thác chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm.

- Dịch vụ t vấn (trừ t vấn kỹ thuật).

- Vận tải đờng hàng không, đờng sắt, đờng biển, vận tải hành khách công cộng, xây dựng cảng, ga hàng không.

- Trồng rừng. - Du lịch lữ hành. - Văn hóa.

Ngoài những lĩnh vực này, nhà đầu t nớc ngoài đợc chủ động lựa chọn dự án đầu t, hình thức đầu t, đối tác đầu t, địa bàn, thời hạn đầu t, thị trờng tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của luật đầu t nớc ngoài. Đối với hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, để tạo điều kiện cho triển khai các dự án và cho các nhà đầu t nớc ngoài , nghị định 24/2000/NĐ-CP quy định rằng trong quá trình kinh doanh, nếu xét thấy cần thiết các bên hợp doanh có thể thỏa thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu t nớc ngoài thì các doanh nghiệp liên doanh không bắt buộc phải lấy ý kiến thống nhất của hội đồng quản trị đối với quyết định liên quan đến bổ nhiệm và miễn nhiệm kế toán trởng, chấp thuận báo cáo tài chính, chi phí hàng năm và vay vốn đầu t. Sự điều chỉnh nh trên tạo điều kiện lành mạnh hơn cho quá trình ra quyết định của nhà đầu t.

Theo luật mới sửa đổi thì doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài, các bên hợp doanh thực hiện dự án đầu t không thuộc lĩnh vực đầu t có điều kiện về hình thức đầu t đợc chuyển đổi hình thức đầu t.

Nh vậy, với việc xây dựng và sửa đổi luật đầu t nớc ngoài của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, thông thoáng, tạo thế chủ động và có lợi cho đối tác đầu t, làm cho môi trờng đầu t của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.

3. Môi trờng đối với đầu t nớc ngoài ngày càng thông thoáng:

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong các chính sách đối với đầu t nớc ngoài theo hớng có lợi hơn cho đối tác. Với mục đích đẩy nhanh tốc độ

thực hiện các dự án đã đăng ký trên tinh thần coi trọng vốn thực hiện hơn vốn đăng ký, nghị định số 10 và chỉ thị số 11 của Chính phủ ra đời nhằm phát huy nội lực, tận dụng FDI làm mọi việc giúp các nhà đầu t yên tâm, trụ vững ở Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn. Thời điểm bắt đầu là sau hội nghị đầu tiên của Chính phủ và các nhà đầu t nớc ngoài vào khoảng tháng 2/1998, Nhà nớc chủ trơng xóa bỏ một số thủ tục hành chính rờm rà nh việc cấp giấy phép đầu t, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh... thời gian làm thủ tục kiểm hàng, giao nhận hàng ở hải quan cũng đã rút ngắn bằng nửa so với trớc đây.

Chính phủ thực hiện các chính sách u đãi đối với đầu t nớc ngoài nh: Tăng mức thuế u đãi lợi tức cho một số doanh nghiệp, miễn thuế lợi tức 4 năm và giảm 5% trong 4 năm tiếp theo, thậm chí thuế lợi tức đến 8 năm đối với các dự án u đãi đặc biệt. Đông thời cũng tiến hành giảm giá thuê đất khoảng 25% cho 170 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ đã cho phép điều chỉnh tỷ lệ nội tiêu và khuyến khích xuất khẩu, đồng thời các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đợc mua hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu...

Việc phân cấp giấy phép đầu t cũng đợc phân cấp toàn diện cho tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ơng đợc cấp giấy phép đối với các dự án đầu t trực tiếp nớc ngoài với quy mô không quá 5 triệu USD cho một dự án (riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là 10 triệu) không kể 10 ban quản lý đã đợc ủy quyền trớc đây, nay bộ Kế hoạch và đầu t tiếp tục ủy quyền cho các ban quản lý khu công nghệp khác. Cách phân cấp quản lý này đã rút ngắn thời gian chờ đợi cho các doanh nghiệp có vốn FDI, đảm bảo thời gian tối đa là 30 ngày, ở TP.Hồ Chí Minh chỉ mất có 9 đến 15 ngày để nhận đợc giấy phép. Bên cạnh đó, do chủ trơng ủy quyền cấp giấy phép mà việc nhập khẩu thiết bị, vật t của doanh nghiệp cũng diễn ra nhanh chóng hơn. Các địa phơng thì có điều

kiện theo dõi ngay từ đầu khi các dự án mới hình thành và chủ động điều chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

4. Có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

* Về vị trí địa lý: Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi thể hiện ở các mặt sau: - Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, ở ngã t nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh nên tự nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng, có tác động đến cơ cấu, quy mô và hớng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dơng, gần trung tâm Đông Nam á, nớc ta trở thành đầu mối giao thông quan trọng đi từ ấn Độ D- ơng sang Thái Bình Dơng và xuống Châu úc hoặc ngợc lại. Ngoài ra còn có vùng biển chủ quyền rộng lớn và giàu tiềm năng. Vị trí đó cho phép nớc ta có thể dễ dàng phát triển các quan hệ kinh tế - thơng mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời hấp dẫn các nhà đầu t nớc ngoài đầu t vào Việt Nam.

* Về tài nguyên thiên nhiên:

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế lớn nh: Than trữ lợng khoảng 6 tỷ tấn đứng đầu ở Đông Nam á; dầu khí trữ lợng khoảng 5 tỷ tấn; khoáng sản phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, một số loại khoáng sản quý hiếm, khoáng sản phi kim loại và suôi khoáng tuyền... có trữ lợng lớn. Theo phát hiện, thăm dò, khoáng sản nớc ta có hơn 3500 mỏ và điểm quặng với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau. VD: Sắt, bôxít, thiếc, apatit, nhôm, đồng, vàng, bạc... Những tài nguyên thiên nhên này không những tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất công nghệp thỏa mãn yêu cầu phát triển nền kinh tế trong nớc mà còn có thể tham gia hợp tác với nớc ngoài.

Có hai lý do chính để khiến các công ty đa quốc gia đầu t vào Việt Nam: yếu tố chi phí thúc đẩy và yếu tố hấp dẫn lôi kéo. Việt Nam đợc các nhà đầu t nớc ngoài xem là có một nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ, trung thành, đợc giáo dục, với giá rẻ. Dân số Việt Nam tơng đối trẻ, đây là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu t nớc ngoài đầu t vào Việt Nam bởi vì trong điều kiện thị trờng đầu t trong nớc dần bị thu hẹp, cơ hội đầu t kém hấp dẫn và xu hớng giá lao động ngày càng tăng đẩy chi phí lên cao thì việc đầu t ra nớc ngoài nơi có giá lao động rẻ giúp cho các nhà đầu t giảm đợc rất nhiều chi phí, tăng sức cạnh tranh và thuận lợi cho nhà đầu t. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với một đất nớc có trên 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trờng tiềm năng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của nớc ngoài. Cùng với luật đầu t nớc ngoài của ta cho phép các doanh nghiệp có vốn FDI đợc chủ động lựa chọn, tìm kiếm thị trờng tiêu thụ thì đây là một yếu tố hấp dẫn nhà đầu t. Ngoài ra Việt Nam còn có đờng biên giới giáp với Trung Quốc, Thái Lan và Lào là thị trờng lớn cho các nhà đầu t vào Việt Nam nhắm tới mà họ có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu _u_t_tr_c_ti_p_n_c_ngo_i_t_i_vietj_nam (Trang 26 - 31)