Duy trì sự ổn định chính trị-xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1989 đến nay (Trang 27 - 30)

I. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiViệt nam.

1. Duy trì sự ổn định chính trị-xã hội.

ổn định chính trị-xã hội là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư vì rủi ro chính trị là rất lớn. Chúng ta phải duy trì sự ổn định chính trị, ngăn ngừa và loại bỏ các nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội. Tạo ra tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét đầu tư vào Việt Nam.

2.Cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư:

Môi trường đầu tư của nước ngoài là tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội có liên quan, tác động đến hoạt động đầu tư và đảm bảo khả năng sinh lợi của vốn đầu tư nước ngoài.

Chúng ta đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nước ngoài từ đó đưa ra những phương pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm bảo đảm khả năng sinh lợi của các nhà đầu tư cũng như lợi ích của toàn bộ nền kinh tế :

2.1. Cho phép thành lập liên doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực thay vì chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

Cho đến nay, theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt nam thì hầu như vẫn không cho các nhà đầu tư thành lập các doanh nghiệp đa mục đích hay đa dự án. Chính điều đó làm cho các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất: bó buộc các chủ đầu tư phải thành lập một thực thể pháp luật đối với mọi dự án, và như vậy xin phép đầu tư và chi phí thành lập sẽ buộc phải tăng lên rất nhiều.

Thứ hai: Nó làm chậm trễ các dự án đầu tư dẫn đến làm mất cơ hội và làm nản lòng các nhà đầu tư.

Thứ ba: Nó không cho phép củng cố các kết quả đã đạt được ở các dự án khác nhau cùng thực thể tức là không cho phép đa dạng hoá kinh doanh và tận dụng lợi thế của nó.

2.2.Mở rộng thêm điều kiện chuyển nhượng vốn cho các bên.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hình thức pháp lý của công ty liên doanh là công ty trách nhiệm hữu hạn, chứ không phải là công ty cổ phần. Do đó thiếu tự do trong việc chuyển nhượng vốn góp trong các nhà đầu tư và kìm hãm đầu tư. Việc cần phải cho phép trước của cơ quan cấp giấy phép đầu tư để bán toàn bộ hay một phần vốn góp của minh để hạn chế khả năng vay và như vậy cũng chính là tăng đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, có thể quyết định việc chuyển nhượng vốn giữa các đối tác nước ngoài sẽ không cần phải có giấy phép đầu tư, mà chỉ cần khai báo với cơ quan này và nếu sau một thời gian nhất định mà không có ý kiến phản hồi thì mặc nhiêu được coi như việc chuyển nhựng được chấp thuận. Mặt khác cần xúc tiến khẩn trương các cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.3.Đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép đầu tư :

Nâng cao tính chất đồng bộ và pháp lý của các văn bản hướng dẫn đầu tư, tránh chồng chéo. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giứa các cơ quan liên quan trong việc thẩm định dự án khả thi: Bộ kế hoạch và đầu tư. Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ khoa học-công nghệ và môi trường nhằm tạo điều kiện thuận

lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với luận chứng kinh tế – kỹ thuật cần chú ý nhiều hơn đến phần giải trình các lợi ích kinh tế–xã hội của dự án khi triển khai đem lại toàn bộ nền kinh tế . Các cơ quan thẩm định không nên can thiệp quá sâu vào các chỉ tiêu cụ thể mà chủ đầu tư phải tự tính toán.

2.4. Vấn đề chuyển đổi và cân đối ngoại tệ:

Theo quy định hiện hành, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể đổi VND ra ngoại tệ khi được phép chuyển đổi ngoại tệ. Không phải bất kỳ trường hợp nào NHNN cũng cho phép chuyển đổi ngoại tệ. Tình trạng này đã gây ra khó khăn vì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải có khả năng đảm bảo việc cung ứng cho xí nghiệp từ nước ngoài và chuyển lợi nhuận về nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài .

Nhà nước cần đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các dự án đầu tư quan trọng có lợi ích kinh tế xã hội cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đó đi vào hoạt động và phát huy tác dụng.

2.5. Vấn đề tổ chức và nguyên tắc hoạt động trong doanh nghiệp liên doanh: Quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán trưởng... Còn tồn tại một số bất cập, điều này làm cho các nhà đầu tư rất lo ngại vì nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ công ty. Trong gần 300 dự án bị rút giấy phép thì một tỷ lệ không nhỏ là do mâu thuẫn nội bộ hội đồng quản trị mà không giải quyết được. Vì vậy cần phải khẩn trương nghiên cứu cơ chế này theo hướng vừa đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.

2.6.Vấn đề tài khoản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản tại nhiều ngân hàng ở Việt nam để buộc các ngân hàng phải thực sự điều chỉnh theo quy luật cạnh tranh, tránh tình trạng độc quyền, cửa quyền của ngân hàng gây phiền hà cho người đầu tư và không phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường.

3.Cụ thể hoá chiến lược và kế hoạch thu hút FDI.

Chiến lược thu hút FDI là một bộ phận tổng thể nền kinh tế nói chung và chiến lược kinh tế đối ngoại nói riêng. Do đó chiến lược thu hút FDI phải được thể hiện với những nội dung chủ yếu sau:

Xây dựng và ban hành quy hoạch đầu tư dài hạn ở Việt nam để tránh đầu tư giàn trải và kém hiệu quả, tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng (Vùng trọng tâm, Vùng trọng điểm thu hút vốn FDI)

Công bố rộng rãi, rõ ràng, cụ thể các danh mục, nghành và lĩnh vực khuyến khích đầu tư, mức độ khuyến khích và những ưu đãi của nó. Những nghành và lĩnh vực không cho phép đầu tư nước ngoài.

Khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh tế xã hội của FDI là chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của nhà nước và đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tích cực chuyển vốn vào Việt nam.

Hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư thông qua biện pháp thuế: Thực tiễn cho thấy bên cạnh vấn đề an toàn vốn, các nhà đầu tư nước ngoài còn quan tâm rất lớn đến chính sách thuế.

Thứ nhất, thuế ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Khi một nhà đầu tư dự định đầu tư vào một dự án nào đó, họ sẽ quan tâm đến trước tiên là lợi nhuận.

Thuế sẽ tác động đến lợi nhuận và do đó có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

Thuế đóng vai trò bảo vệ sản xuất trong nước ( thuế nhập khẩu) sẽ kích thích đầu tư nước ngoài vào trong nền kinh tế nội địa. Thông thường khi một mặt hàng nào đó đánh thuế nhập khẩu cao thì các nhà đầu tư sẽ nghĩ ngay đến việc đầu tư sản xuất tại Việt nam để tránh hàng rào thuế quan.

Thông qua việc tác động đến giá cả hàng hoá và sức mua của người tiêu dùng, thuế sẽ ảnh hưởng đến cầu, tức là ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Như vậy, suy cho cùng thuế sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

Thứ hai: Thuế ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Thuế là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra môi trường đầu tư và điều này được thể hiện:

Là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, thuế có ảnh hưởng quyết định đến việc chi tiêu ngân sách. Ngân sách càng có nguồn thu lớn thì càng tạo ra được môi trường tốt để khuyến khích đầu tư . Thuế thu đủ cho chi tiêu của ngân sách góp phần hạn chế lạm phát. Điều đó sẽ tạo ra môi trường tài chính thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

Nguồn vốn ngày càng tăng tạo điều kiện vật chất cho nhà nước đầu tư vào lĩnh vực tỉ suất lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn lâu như: Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục... và do đó tạo môi trường cần thiết để hấp dẫn FDI.

Thứ ba: Thuế là biện pháp quan trọng trong chính sách ưu đaĩ đầu tư, hướng đầu tư vào các dự án thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế–xã hội của đất nước. Các ưu đãi sản xuất về thuế là sự khuyến khích quan trọng về mặt tài chính để thu hút các nhà đầu tư vào một quốc gia hay một khu vực nhất định.

Việc cải tiến hệ thống thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng : Đơn giản hoá, dễ tính, đảm bảo lợi ích quốc gia, có tác dụng khuyến khích đầu tư và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1989 đến nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w