Quản lý kênh phân phối:
o Công ty có thể là người trực tiếp phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
o Nếu công ty không trực tiếp phân phối sản phẩm nên tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn các nhà phân phối cách bảo quản và phân phối sản phẩm đạt tiêu chuẩn HACCP.
o Phối hợp với nhà phân phối để thu hồi các sản phẩm hết hạn hoặc sắp hết hạn sử dụng.
o Xây dựng GMP cho công đoạn vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.
Đào tạo, nâng cao chất lượng công nhân:
o Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, học tập về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao tầm hiểu biết và vai trò chất lượng cũng như ý thức của công nhân.
Cam kết của lãnh đạo:
o Lãnh đạo luôn cam kết thực hiện và cải tiến thường xuyên hệ thống nhà máy đảm bảo thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn.
o Mở rộng diện tích xây dựng trạm thu mua nguyên liệu tại công ty.
o Luôn tiếp thu thường xuyên những thành tựu mới trong công nghệ, khoa học kỹ thuật và áp dụng các các công nghệ mới đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp.
o Xây dựng công trình xử lý nước thải đảm bảo bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm khu vực chế biến.
Quản lý thống nhất toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm: từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào đến nhà phân phối sản phẩm cuối cùng đảm bảo nguồn gốc của nguyên vật liệu cung cấp đạt chuẩn, sản phẩm phân phối đến người tiêu dung đúng chất lượng.