TĂNG TRƯỞNG TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.
+ Đẩy mạnh trao đổi hàng hoá với bên ngoài, kết hợp đáp ứng thoả mãn nhu cầu hàng hoá nội tỉnh đồng thời tạo khả năng xuất khẩu tối đa. Khuyến khích các hoạt động thương mại của tất cả các thành phần kinh tế nhằm đưa kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 115 triệu USD vào năm 2005 và 220 triệu USD vào năm 2010.
+ Tạo sự thay đổi lớn trong bản thân ngành công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, dệt da may mặc, điện, điện tử và các ngành nghề truyền thống như: thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Phát triển hiệu quả hai khu công nghiệp tập trung nhằm tạo thế ổn định và tăng cường khả năng ảnh hưởng lan toả rộng trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo ra sự phân công lao động mới theo hướng công nghiệp hoá, tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn tăng trưởng ở tốc độ cao, đảm bảo sự cân đối cơ cấu hợp lý giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, cân đối giữa đô thị và nông thôn, dẫn đến phát triển ổn định và cơ bản giải quyết các vấn đề xã hội.
- Phát huy tiềm lực khoa học kỹ thuật, đổi mới căn bản tổ chức quản lý, phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, kết hợp kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, cá thể cũng như các công ty nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển và phân bố các ngành sản xuất mũi nhọn: Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, may, dệt, da giầy và vật liệu xây dựng trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá. Ngay trước mắt cần đẩy mạnh phát huy tiềm năng phát huy các làng nghề, ngành nghề truyền thống: chạm khắc gỗ, mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giầy, sắt thép, dâu tơ. nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, phát huy trí thông
minh và sức sáng tạo của nền văn minh Quan họ lâu đời của người lao động, giữ vững nét đẹp truyền thống cho đời sau. Tiếp tục đầu tư và phát triển mạnh các khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ, đồng thời phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề ở các huyện, thị xã, các cụm công nghiệp nhỏ gắn với đô thị, công nghiệp nông thôn, phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống.
- Hình thành các vùng cây con chuyên môn hoá có giá trị thương mại như: vùng lúa, rau sạch, trồng hoa, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi bò, nuôi cá và các loại sản phẩm ngành thuỷ sản xuất khẩu cũng như phục vụ cho nhu cầu ở các đô thị lân cận trong vùng và nội tỉnh. Đưa chăn nuôi trở thành ngành chính, phát triển đàn lợn nạc, bò sữa, khai thác triệt để mặt nước, trồng rừng cảnh quan kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tích luỹ cho đầu tư: Đẩy mạnh sản xuất thực hành tiết kiệm, đảm bảo tích luỹ nội bộ với 35% so với GDP.
- Hình thành và phát triển tạo ra các hạt nhân phát triển kinh tế của tỉnh trên cơ sở phát triển nhanh thành phố Bắc Ninh lên đô thị loại II trên cơ sở đẩy mạnh vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại và giao dịch. Phấn đấu nâng cấp các đô thị Phố Mới, Chờ, Hồ lên đô thị loại 4, một số thị tứ lên đô thị loại 5... Từng bước hiện đại hóa hệ thống đô thị, xây dựng các khu đô thị mới theo hướng hiện đại nhằm chuyển nhanh cơ cấu lao động của tỉnh.