Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất rau an toàn tại htx tiền lệ,xã tiền yên, hoài đức, hà nội (Trang 25 - 27)

Để ngành sản xuất rau an toàn phát triển cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước. Cụ thể như chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi về vốn vay sản xuất cho các hộ nông dân trồng rau theo VietGAP, chính sách khuyến nông, trợ giá sản phẩm, hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu cho các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ưu đãi, khuyến khích các hộ nông dân trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và chế biến bảo quản sản phẩm RAT theo VietGAP.

III. Kết luận

Phát triển sản xuất RAT theo VietGAP là hướng đi đúng, là vấn đề cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp của Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng đặc biệt là xã có lợi thế, có truyền thống trong vùng sản xuất rau như Tiền Yên. Hiện nay, sản xuất rau theo quy trình VietGAP được chú trọng đầu tư và được người tiêu dùng ủng hộ vì rau sản xuất theo quy trình VietGAP đặc tính đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội và môi trường.

Qua việc đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn trên diện tích quy mô 2,5ha trên địa bàn HTX Tiền Lệ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Sản xuất theo quy trình VietGAP trên địa bàn xã mới triển khai bước đầu nhưng được người dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia, 100% hộ trong tổng số 18 hộ được tập huấn về VietGAP, số hộ có nhu cầu áp dụng quy trình này cũng tương đối lớn, 100% số hộ đang áp dụng sẽ tiếp tục áp dụng quy trình này trong thời gian tới.

Quy trình áp dụng trong sản xuất rau tại HTX Tiền Lệ đã đạt được những kết quả, cụ thể công tác tổ chức thực hiện quy trình VietGAP tương đối tốt, các hộ sản xuất theo quy trình tham gia tập huấn, kiểm tra giám sát được thực hiện thường xuyên nhất là hoạt động cộng đồng giám sát lẫn nhau được thực hiện rất hiệu quả. Tuy nhiên quy trình mới áp dụng nên còn gặp nhiều yếu kém, áp dụng quy trình VietGAP mới chỉ thực hiện trên một số loại rau như rau dền, cải mơ, cải chíp, cải cúc, khâu đóng gói, thu hoạch bảo quản chưa thực hiện, khâu tiêu thụ chưa được tuân theo đúng quy trình.

Người dân vẫn tự tiêu thụ chưa có thị trường, giá cả không cao hơn so với rau thường là mấy và giá cả trôi nổi trên thị trường gây tâm lý chán nản cho người dân.

Trên cơ sở thực trạng sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn VietGAP, đồng thời nghiên cứu các chủ trương chính sách của nhà nước tại vùng sản xuất rau chúng tôi đưa ra một số những biện pháp nhằm thúc đẩy thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong thời gian tới: Đó là hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất RAT theo quy trình VietGAP từ 2,5ha lên 31ha, đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất; Giải pháp về kĩ thuật: Công tác quản lý kiểm soát thực hiện quy trình sản xuất rau theo VietGAP; Liên kết các hộ trồng rau theo VietGAP thành một tổ chức xin đăng ký tư cách pháp nhân; Giải pháp tiêu thụ sản phẩm; Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau; Giải pháp về chính sách. Trong các giải pháp trên thì liên kết các hộ trồng rau theo VietGAP thành một tổ chức xin đăng kí tư cách pháp nhân và giải pháp khâu tiêu thụ là quan trọng nhất vì khi liên kết các hộ cùng tiến hành sản xuất sẽ giảm thiểu chi phí đồng thời khi giải pháp khâu tiêu thụ sẽ đảm bảo đầu ra về giá bán tăng hiệu quả kinh tế sản xuất cho các hộ sản xuất để người nông dân yên tâm sản xuất rau theo quy trình VietGAP.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất rau an toàn tại htx tiền lệ,xã tiền yên, hoài đức, hà nội (Trang 25 - 27)