Các thông số vận hành hệ thống: 1 Thông số vận hành:

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận kỹ thuật xử lý nước thải bể sinh bùn hoạt tính hiếu khí aerotank (Trang 29 - 33)

1. Thông số vận hành:

Để vận hành hệ thống bùn hoạt tính, cần chú ý các yếu tố sau:

+ Độ kiềm: kiểm soát độ kiềm trong bể hiếu khí là cần thiết để kiểm soát toàn bộ

quá trình. Độ kiềm không đủ sẽ làm giảm hoạt tính của vi sinh vật và cũng có thể ảnh hưởng đến pH.

+ DO: Hoạt động của bể bùn hoạt tính là một quá trình hiếu khí nên nó đòi hỏi lượng DO phải hiện diện ở mọi thời điểm. Lượng DO này phụ thuộc vào BOD dòng vào, tính chất của bùn hoạt tính và yêu cầu xử lý.

+ pH: pH trong hệ thống hiếu khí nằm trong khoảng 6,5 – 9. + MLSS, MLVSS và MLTSS

+ Nồng độ và tốc độ tuần hoàn bùn hoạt tính: Người vận hành phải duy trì sự tuần hoàn bùn hoạt tính tiếp diễn trong hệ thống. Nếu tốc độ này quá thấp, bể hiếu khí có thể bị quá tải thủy lực, làm giảm thời gain thông khí. Nồng độ tuần hoàn cũng rất quan trọng bởi vì nó có thể dùng để xác định tốc độ tuần hoàn cần thiết để giữ MLSS cần thiết.

+ Tốc độ dòng chảy bùn hoạt tính thải: Bởi vì bùn hoạt tính có chứa các vi sinh vật sống tăng trưởng , nên lượng bùn hoạt tính có thể tiếp tục gia tăng. Nếu bùn hoạt tính duy trì trong hệ thống quá lâu, hiệu quả của quá trình sẽ giảm xuống. Nếu có quá nhiều bùn hoạt tính bị loại khỏi hệ thống, các chất rắn sẽ không lắng đọng đủ nhanh để được loại bỏ ở thiết bị lắng thứ cấp.

+ Độ sâu lớp bùn: Nếu các chất rắn không bị loại bỏ ra khỏi hệ thống từ thiết bị lọc với cùng tốc độ chúng được đưa vào, lớp phủ sẽ gia tăng độ sâu. Độ sâu lớp phủ

2. Kiểm soát vận hành hệ thống:

+ Tốc độ tuần hoàn:

- Tốc độ tuần hoàn quá cao, kết quả là: sự thông khí và lắng đọng ở các bể bị quá tải thủy lực; thời gian thông khí và lắng đọng giảm,…

- Tốc độ tuần hoàn quá thấp, kết quả là: sự tuần hoàn thối, các chất rắn bị giữ lại trong các bể lắng, giảm MLSS trong bể hiếu khí,…

+ Tốc độ nước thải:

- Tốc độ nước thải quá cao, kết quả: giảm MLSS, giảm mật độ bùn, gia tăng SVI, giảm MCRT, tăng tỷ lệ F/M.

- Tốc độ nước thải quá thấp, kết quả là: tăng MLSS, tăng mật độ bùn, giảm SVI, tăng tỷ lệ F/M.

+ Tốc độ thông khí:

- Tốc độ thông khí quá cao, kết quả là: năng lượng bị lãng phí, tăng chi phí vận hành, các chất rắn nổi lên, phá vỡ bùn hoạt tính.

- Tốc độ thông khí quá thấp, kết quả là: bể hiếu khí thối, hiệu quả kém, mất sự nitrat hóa.

3.Các vấn đề xảy ra khi vận hành và cách khắc phục:

+ Triệu chứng 1: Lớp bùn phủ bị chảy ra ngoài theo dòng thải, không còn bùn lắng.

- Do chất hữu cơ quá tải. Khắc phục : giảm tải lượng hữu cơ. - Do pH thấp. Khắc phục: thêm độ kiềm.

- Do sự tăng trưởng của vi nấm sợi (filamentous). Khắc phục: thêm dinh dưỡng, thêm clo hay peroxyde để tuần hoàn.

- Do thiếu hụt dinh dưỡng . Khắc phục: thêm dinh dưỡng. - Do độc tính. Khắc phục: xác định nguồn, bổ sung tiền xử lý.

- Do thông khí quá nhiều. Khắc phục: Giảm thông khí trong khoảng thời gian lưu lượng thấp.

+ Triệu chứng 2: Một lượng lớn các hạt rắn nhở rời khỏi bể lắng.

- Nguyên nhân: bùn cũ. Khắc phục: giảm tuổi bùn, gia tăng tốc độ dòng thải.

- Nguyên nhân: sự hỗn loạn quá mức. Khắc phục: giảm sự hỗn loạn (kiểm soát thổi khí lưu lượng thấp).

+ Triệu chứng 3: Một lượng lớn các phân tử trong mờ, nhỏ rời khỏi bể lắng. - Do tốc độ tăng trưởng của bùn. Khắc phục: tăng tuổi bùn.

- Do bùn hoạt tính mới, yếu. Khắc phục: giảm nước thải.

+ Triệu chứng 4: Bùn lắng tốt nhưng lại nổi lên bề mặt trong thời gian ngắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do sự khử nitrat hóa. Khắc phục: tăng tốc độ tuần hoàn, điều chỉnh tuổi bùn để hạn chế sự nitrat.

- Do thông khí quá mức. Khắc phục: giảm sự thông khí.

+ Triệu chứng 5: Các vi sinh vật trong bùn hoạt tính chết trong thời gian ngắn. Do dòng vào chứa các chất độc tính. Khắc phục: tách bùn hoạt tính( nếu có thể). Tuần hoàn tất cả các chất rắn đang hiện diện. Ngưng cung cấp nước thải. Tăng tốc độ tuần hoàn. Bổ sung các chương trình tiền xử lý.

+ Triệu chứng 6: Bề mặt của bể hiếu khí bị bao phủ bởi lớp bọt nhờn, dày.

- Do bùn quá già. Khắc phục: giảm tuổi bùn. Tăng lượng nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bùn.

- Do quá nhiều dầu và chất béo trong hệ thống. Khắc phục: tăng cường loại hóa chất béo. Sử dụng các chất bơm kiểm soát bot. Bổ sung các chương trình tiền xử lý.

- Do các vi khuẩn váng bám tạo bọt. Khắc phục: loại bỏ các vi khuẩn này. + Triệu chứng 7: xuất hiện những đám bọt lớn trên bề mặt bể hiếu khí.

- Do bùn hoạt tính trẻ, lượng bùn ít. Khắc phục: tăng tuổi bùn, giảm cung cấp nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.

- Do các chất tẩy rửa. Khắc phục: hạn chế các chất hoạt động bề mặt, sử dụng các chất bơm kiểm soát.

[1] PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học, 2007, Nhà xuất bản Xây dựng.

[2] TS. Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, 2009, Nhà xuất bản Xây dựng.

[3]http://www.fineprint.com : Th.S Lâm Vĩnh Sơn, Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận kỹ thuật xử lý nước thải bể sinh bùn hoạt tính hiếu khí aerotank (Trang 29 - 33)