2. Sản phẩm thạch nha đam
2.4.1 Acid citric
- Tên khác, chỉ số INS 330
- Tên hóa học: Acid 2-hydroxy-1,2,3-propantricarboxylic
- Công thức phân tử Dạng khan: C6H8O7
Dạng monohydrat: C6H8O7.H2O
- ADI “không giới hạn”
- Acid citric có thể được sản xuất từ các nguồn như chanh hoặc nước dứa hay lên men từ dung dịch đường hoặc các môi trường thích hợp sử dụng chủng Candida spp. hoặc chủng Aspegillus niger không có độc tính.
Cảm quan:Tinh thể rắn màu trắng hoặc không màu, không mùi. Dạng monohydrat có thể lên hoa trong không khí khô
- Chức năng: Chất điều chỉnh độ acid, chất tạo phức kim loại, chất hỗ trợ chống oxy hóa, hương liệu
Rửa lần 1
Gọt bỏ vỏ Lựa chọn, phân loại
Rửa lần 2
Cắt thành thạch Nha đam
Chần 2.4.2 Natri benzoat( chất bảo quản)
Natri benzoat: công thức hoá học là NaC6H5CO2
Tên khác, chỉ số: E211 natri benzoat là muối natri của axit benzoic và tồn tại dưới hình thức này khi hòa tan trong nước . Nó có thể được sản xuất từ phản ứng của
sodium hydroxide với axit benzoic
Chương III Nha đam bán thành phẩm
1. Quy trình công nghệ
2. Các công đoạn trong quy trình sản xuất nha đam bán thành phẩm:
2.1. Nha đam
Được trồng theo tiêu chuẩn rau sạch GAP, chế biến theo quy trình quản lý ISO 22000 và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nha đam sau khi được thu hoạch trước khi đưa vào sản xuất cần phải lựa chọn những lá nha đam không bị giập nát, lá to ,còn tươi…
Nha đam sau khi được lựa chọn sẽ được làm sạch bằng cách ngâm bở trong nước sau một thời gian. Sau đó được rửa xối tráng sạch để tách các chất bẩn còn sót lại trên bề mặt nha đam bằng thiết bị máy rửa hình trống hoặc bàn chải.
Nha đam tự nhiên đã xử lý aloin và vị đắng
Rửa sạch với nước : rửa sạch phần nhựa tiết ra từ vỏ - có chứa độc tố.
Tiếp theo ngâm phần ruột của lá Nha đam vào nước muối loãng khoảng 5-10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch nhớt. (Không ngâm quá lâu, vì muối sẽ ngấm, tạo vị mặn cho Nha đam khi chế biến món ăn), tiếp theo chần với nước sôi, Cho vào nồi nước đun sôi khoảng 1 phút rồi vớt nhanh ra cho ngay vào nước đá lạnh để sẵn. Ướp lạnh khoảng 15 - 30 phút rồi lấy ra để ráo→ bước này giúp miếng nha đam rất giòn mà không hề có mùi hăng hay đắng, cách này giúp làm cho Nha đam bớt nhớt mà còn
tăng hương vị khi sử dụng chế biến các món ăn từ Nha đam.Sau đó, cắt miếng nhỏ (tùy theo nhu cầu sử dụng).
2.2. Lựa chọn, phân loại
Đây là khâu quan trọng trong quy trình chế biến, vì vậy nha đam cần được lựa chọn và phân loại thật kĩ. Nha đam phải đảm bảo phải tươi, không bị sâu bệnh, đảm bảo độ chín kĩ thuât, không bị dập nát. Khi thu hoạch, mỗi bẹ nha đam phải đạt từ 0.5- 1kg, nha đam đai chiều cao khoảng 0.5m.
2.3. Rửa lần 1:
Nha đam sau khi được lựa chọn sẽ được làm sạch bằng cách ngâm bở trong nước sau một thời gian. Sau đó được rửa xối tráng sạch để tách các chất bẩn còn sót lại trên bề mặt nha đam bằng thiết bị máy rửa hình trống hoặc bàn chải.
•Mục đích: loại trừ các tạp chất bụi đất bám xung quanh nguyên liệu đồng thời làm giảm một số lượng đáng kể vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. Tẩy sạch một số chất hóa học độc hại được dùng trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật còn lưu lại.
2.4. Cắt bỏ vỏ
Tiến hành cắt bỏ vỏ bằng tay với dao bén( chủ yếu ở hiện nay), một số nước phát triển sử dụng máy cắt vỏ. Quá trình này được thực hiện bởi những công nhân có tay nghề cao, chiều sâu của miếng cắt phải chính xác.
2.5. Rửa lần 2
Sau khi cắt bỏ vỏ sẽ thu được gel nha đam, gel này tiếp tục được rửa để loại bỏ mủ và nhận được gel nha đam trắng trong. Quá trình rửa phải sử dụng nước hoàn toàn tự nhiên trong các bồn rửa, bằng cách khuấy chậm ở nhiệt độ 25-300C.
2.6. Cắt thành thạch
Mục đích của công đoạn này là tạo khối thạch nha đam với kích thước đồng đều. Gel nha đam sau khi được rửa sẽ cắt thành từng miếng nhỏ với kích thước khoảng
0.5-1 ly, kích thước khối thạch này sẽ giảm sau khi chần . Ngoài ra, với kích thước nhỏ có thể giúp chần được nhanh hơn và đều, loại bỏ nhớt tốt hơn.
Tùy theo mục đích sử dụng mà thạch nha đam sẽ có các kích cỡ khác nhau. Như thạch nha đam cho dùng cho nước giải khát, kích thước thạch nhỏ khoảng 3-5 ly, thạch nha đam dùng cho sinh tố, chè , trà sữa... kích thước sẽ lớn hơn.
2.7. Cho thạch vào bao, túi:
Các miếng thạch nha đam được cho vào bao( túi), thạch nha đam chiếm khoảng 70% thể tích bao. Sau đó đem đi ghép mí vận chuyển đến nơi sản xuất sản phẩm nha đam.
2.8. Phế liệu từ nha đam
Vỏ nha đam sau khi được cắt bỏ sẽ chuyển đến đồng ruộng nha đam để ủ làm phân bón.
Đề tài: Nha đam và các sản phẩm từ nha đam GVHD: Nguyễn Thị Thảo Minh KẾT LUẬN
Nha đam ngày càng được nhiều trong đời sống và các sản phẩm từ nha đam ngày một phong phú. Qua bài tiểu luận này chúng em đã biết được phần nào về cây nha đam và một số sản phẩm từ nó. Những gì chúng em biết chỉ là một phần rất nhỏ, mong nhận được sự góp ý từ cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn
1. Công nghệ chế biến thực phẩm- NXB Đại học quốc gia- Lê Văn Việt Mẫn
2. Bài giảng công nghệ chế biến rau quả- Đặng thị Yến
3. http://luanvan.co/luan-van/quy-trinh-san-xuat-thach-nha-dam-dong-hop-2163/ 4. http://thuvienso.cntp.edu.vn/tailieuvn/xem-tai-lieu/de-tai-phuong-phap-che-bien- va-bao-quan-thach-nha-dam-dong-hop.1315300.html 5.http://www.mediafire.com/view/?mif781w78xdnlwm 6. http://123doc.vn/document/90290-nghien-cuu-che-bien-nuoc-nha-dam.htm 7. http://voer.edu.vn/bai-viet/khoa-hoc-va-cong-nghe/may-dinh-luong-chiet-rot-san- pham-long.html