0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Phân biệt Tội sản xuất,buôn bán hàng giả với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171-BLHS).

Một phần của tài liệu TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỘI PHẠM NAY TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 43 -44 )

sở hữu công nghiệp (Điều 171-BLHS).

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156,157,158) và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) cùng được tách ra từ Điều 167 BLHS năm 1985.

“ Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng, bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp khác đang được báo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm….” (Khoản 1 –

Điều 171).

Theo quy định của điều 171, chúng ta thấy khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là trật tự quản lý kinh tế, sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, những giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp của hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp được nhà nước Việt Nam bảo hộ.

Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thể hiện ở hành vi dựng cỏc thủ đoạn khác nhau nhằm chiếm đoạt hoặc cố ý sử dụng bất hợp pháp các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ cấu thành tội phạm nếu hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xúa ỏn tớch mà còn vi phạm.

So với Điều 156,157,158 thì đối tượng tác động của tội phạm của Điều 171 có sự khác biệt như đã phân tích tại 2.1.1.

Hình phạt được quy định tại Điều 171 nhẹ hơn nhiều so với hình phạt được quy định tại Điều 156,157,158.

Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử vấn đề này vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể rõ ràng và cũng chưa có sự thống nhất quan điểm về đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Chính vì vậy mà trong thực tế xét xử hiên nay, một người có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả về hình thức nhưng các tòa án hầu như không phân biệt loại hàng đó là đối tượng tác động của Điều 156,157,158 hay là đối tượng tác động của Điều 171 mà thường xét xử theo các Điều 156,157,158.

Do vậy cần có sự hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này.

Một phần của tài liệu TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỘI PHẠM NAY TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 43 -44 )

×