0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Nƣớc thải sinh hoạt:

Một phần của tài liệu BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ VÀ BAO BÌ LƯU NGUYÊN (Trang 25 -27 )

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai tính năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Nước thải theo đường ống thu gom về bể, chuyển động chậm chạp qua các ngăn sẽ trong dần do các chất lơ lửng dần dần lắng xuống đáy bể, cụ thể: Với thời gian lưu nước 3 – 6 ngày, 90% - 92% các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể qua thời gian 3, 6, 12 tháng cặn phân hủy kỵ khí trong ngăn lắng, sau đó nước thải qua ngăn lọc và thoát ra ngoài qua ống dẫn. Trong ngăn lọc có chứa vật liệu lọc là đá 4x6 cm phía dưới. Phía trên là đá 1x2 cm. Trong mỗi bể đều có lỗ thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí và tác dụng thứ hai của ống này là để thông các ống đầu vào và ống đầu ra khi ngẹt. Cấu tạo bể tự hoại như sau:

Nước mưa Lắng, lọc

Bể tách mỡ Nước thải sản xuất

Hệ thống thoát nước mưa chung của KCN

Nước thải sinh hoạt Hầm tự hoại ba ngăn Hệ thống

thoát nước thải chung của KCN Bể lắng

Cấu tạo bể tự hoại ba ngăn

Cách tính toán bể tự hoại bao gồm: Xác định thể tích phần lắng nước và phần chứa bùn. Sau đó tính theo công thức dưới đây, sẽ được tổng thể tích của bể tự hoại:

- Thể tích phần nước: Wn = K x Q K: hệ số lưu lượng, K = 2,5

Q: lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm, Q = 10,6 m3/ngày đêm

Wn = 2,5 x 10,6= 26,5 m3

- Thể tích phần bùn:

Wb = a x N x t x (100 – P1) x 0,7 x 1,2 : [1000 ( 100 – P2 ) ] Trong đó: Trong đó:

a: Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, a = 0,4 – 0,5lít/ngày.đêm N: Số công nhân viên của công ty, N = 220

t : Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 – 360 ngày, chọn t = 200 0,7: Hệ số tính đến 30 % cặn đã phân hủy

1,2: Hệ số tính đến 20 % cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn cho cặn tươi.

P1: Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95 %

P2: Độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90 % Nước thải vào

Nước đã xử lý Ống thoát khí Lớp lọc

Wb = 0,4 x 220 x 200 x (100 – 95) x 0,7 x 1,2 : [1000 x(100 – 90)] Wb = 7,4 m3

Tổng thể tích bể tự hoại:

W = Wn + Wb = 26,5 + 7,4 = 33,9 m3

Thời gian lưu nước của bể tự hoại:

T = W/Q = 33,9/10,6 = 3,2 ngày

Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại sẽ đạt tiêu chuẩn TCVN 6772 – 2000 mức III trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ VÀ BAO BÌ LƯU NGUYÊN (Trang 25 -27 )

×