- Miền Bắc: 16 nhà máy; miền Trung: 5 nhà máy; miền Nam: 7 nhà máy;
Chương II I: Phương hướng phát triển công ty trong những năm tó
3.1. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội nguy cơ
3.1.1. Điểm mạnh:
- Với lịch sử phát triển bền vững từ năm 1987 đến nay Tổng công ty đã có nhiều kinh nghiệm , uy tín và mối quan hệ bạn hang tin cậy vì thế mà Tổng công ty cổ phần VINAFCO có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường với các điểm mạnh như:
- Đội ngũ lãnh đạo của Tổng công ty nhiệt huyết với nhiều năm kinh nghiệm thực tế …
- Với quy mô lớn cả về vốn , đội ngũ nhân lực và trang thiét bị công nghệ. - Khả năng đổi mới trong tư duy để lắm bắt kịp với môi trường kinh doanh .
- Với nhiều chi nhánh và công ty thành viên có mặt ở cả 3 miền , điều đó có thể tạo cho các công ty thành viên hỗ trợ nhau rất tốt trong hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng thị trường tìm thêm nguồn khách hang ..
- Ngành nghề kinh doanh đa dạng từ đó có thể hỗ trợ để tận dụng nguồn lực và giảm thiểu rủi ro.
- Với chiến lược phát triển đồng thời giao nhận và vận tải quốc tế với thương mại quốc tế , VINAFCO đã trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu các loại hang hoá đa dạng như hang công nghiệp , máy móc nguyên vật liệu … đồng thời phục vụ các yêu cầu lien quan đến như xuất khẩu uỷ thác , tư vấn xuất nhập khẩu .
- Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nhưng mô hình quản lý phù hợp, phân cấp cho từng đơn vị nên vẫn đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Công ty cũng luôn có sự thay đổi linh hoạt trong cơ chế quản lý, thích ứng với điều kiện và trong từng thời kỳ.
- Dịch vụ vận tải là lĩnh vực kinh doanh nòng cốt với sự đầu tư mạnh vào đội tàu biển, hệ thống xe téc chở hóa chất, hệ thống kho bãi;
cao trong kinh doanh;
3.1.2. Điểm yếu:
-Vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động luôn thiếu hụt, không đáp ứng kịp tốc độ phát triển rất nhanh của Tổng công ty.
- Hoạt động đa ngành tuy có thể giảm thiểu rủi ro nhưng cũng là một điểm yếu của Công ty khi các dịch vụ, sản phẩm của Công ty đều ở mức trung bình, chưa thực sự là tâm điểm so với các đối thủ cạnh tranh, chưa tạo được sắc thái riêng biệt;
- Tuy đã cổ phần hoá nhưng nhũng phong cách làm việc vẫn còn ảnh hưởng nhiều từ thời bao cấp , bộ máy lãnh đạo vẫn còn cồng kènh cần phải tinh giảm sao cho gọn nhẹ hơn.
- Khả năng tìm kiếm thị trường , marketing của Tổng công ty còn kém và chậm chạp .
- Hệ thống thông tin nội bộ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty; - Vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
3.1.3. Cơ hội:
- Hàng loạt các công ty trong nước và nước ngoài được thành lập và mở rộng hoạt động , vì thế mà thị trường ngày một mở rộng .
- Hiện nay VINAFCO đang là đại lý của một số hãng nước ngoài, đồng thời có Công ty liên doanh sẽ tạo cơ hội cho Công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài hơn nữa;
- Thu hút vốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán, đồng thời cùng với quá trình hội nhập Tổng công ty sẽ thu hút được công nghệ trình độ quản lý cũng như khả năng cọ sát
- Khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế thế giới sẽ tạo thế và lực cho các doanh nghiệp Việt Nam, tránh tình trạng bị phân biệt đối xử; được hưởng những ưu đãi thương mại và mở rộng thị trường.
- Việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới cũng là nguy cơ khi Công ty phải cạnh tranh trực tiếp và bình đẳng với các Công ty nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam;
- Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước trong các lĩnh vực về dịch vụ vận tải. dịch vụ vận tải đa phương thức, sản xuất thép...;
- Nguy cơ bị thâu tóm do tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc thấp; cổ phiếu do các nhà đầu tư bên ngoài Công ty nắm giữ khá phân tán.
3.2. Triển vọng phát triển của Ngànha. Về ngành hàng hải a. Về ngành hàng hải
Trừ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều có biển. Vì vậy, biển đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên và kinh tế biển gắn liền với hoạt động hàng hải thương mại.Tính trên toàn thế giới, năm 2004, những con tàu biển đã chuyên chở vòng quanh thế giới hơn 90% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, ước tính trị giá khoảng 8.900 USD. Cũng theo ước tính, trong năm 2004, các hãng tàu biển trên toàn cầu đã thu về hơn 80 tỷ USD lãi ròng. Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc của ngành vận tải.Đối với Việt Nam, vị trí địa lý thuận lợi với biển Đông và đường bờ biển dài hơn 3000 km trải dài từ Bắc tới Nam là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển và các hoạt động vận tải biển. Hiện nay, vận chuyển bằng đường biển cũng chiếm khoảng 80% nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Có thể thấy vận tải đường biển là một kênh phân phối quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa sản phẩm đến mọi miền đất nước. Mặt khác, vận tải đường biển cũng là phương thức tối ưu đối với các doanh nghiệp có nhu cầu chuyên chở hàng lớn và có giá trị thấp như bột đá, than do đặc thù của vận tải đường biển là vận chuyển khối lượng lớn với chi phí thấp. Theo quy hoạch phát triển vận tải biển của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chính vì vậy, ngành vận tải đường biển có tiềm năng phát
triển rất lớn.