Khái niệm về Nợ Chính phủ.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG và ôn tập CAO học HÀNH CHÍNH (Trang 31 - 32)

- Khái niệm về cân đối ngân sách Nhà nước

1. Khái niệm về Nợ Chính phủ.

Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách Nhà nước. Nói cách khác, Nợ Chính phủ là thâm hụt ngân sách Nhà nước luỹ kế đến một thời điểm nào đó.

Thuật ngữ Nợ chính phủ được sử dụng khá phổ biến trong các thống kê tài chính quốc gia và thống kê của các tổ chức tài chính quốc tế như: Quỹ tiền tệ Quốc tế hoặc ngân hàng Thế giới. Trong các thống kê của các tổ chức tài chính quốc tế, Nợ chính phủ là tổng các khoản vay nợ trong và ngoài nước của Chính phủ. Theo cách hiểu này, Nợ chính phủ là số dư về nghĩa vụ trả nợ gốc và trả nợ lãi tại một thời điểm đối với các khoản vay trong nước và vay nước ngoài của Chính phủ.

Nợ chính phủ bao gồm tổng nợ trong và ngoài nước của chính phủ, tổng các khoản vay nợ của khu vực tư có bảo lãnh của Chính phủ (chủ yếu là nợ nước ngoài) và các khoản nợ của các tổ chức thuộc khu vực công. Nợ chính phủ bao gồm nợ của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Nói cách khác, Nợ Chính phủ chỉ liên quan đến hoạt động vay nợ của các cơ quan Chính phủ thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và được phép vay nợ theo quy định của pháp luật.

Theo thông lệ quốc tế, nợ của ngân hàng Trung ương không được xếp vào nợ của Chính phủ mà được tổng hợp vào nợ của khu vực công. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, do ngân hàng Nhà nước là một cơ quan của Chính phủ nên các khoản vay nợ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổng hợp vào nợ của Chính phủ.

Ở nước ta, để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, Chính phủ phải gắn một phần trách nhiệm của mình đối với một số khoản nợ của các chủ thể kinh tế khác, chẳng hạn của các tổ chức công, như Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhà nước và nợ của khu vực tư có bảo lãnh của Chính phủ.

Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của quốc gia. Nợ nước ngoài còn có thể định nghĩa là khoản vay của quốc gia đối với những chủ nợ cư trú ngoài phạm vi quốc gia (bao gồm cả những khoản nợ trong nước do người không cư trú tại quốc gia đó nắm giữ).

Đối với khoản nợ mà Chính phủ, các tổ chức trong nước vay Chính phủ, vay các tổ chức và cá nhân nước ngoài có thể được xác định khá chính xác. Đối với khoản nợ của các chủ nợ không cư trú ở nội địa thì rất khó tổng hợp đầy đủ và chính xác. Bởi vì các khoản nợ này có thể được thực hiện bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ ngay trên thị trường nội địa, tiêu thức để xác định đó là khoản nợ nước ngoài dựa trên cơ sở chủ nợ là người cư trú ở nước ngoài. Vấn đề này thường được biết đến dưới một tên gọi khác là đầu tư gián tiếp của nước ngoài qua con đường phổ biến nhất là thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì được tổng hợp vào khoản nợ nước ngoài của Việt Nam.

Để bảo đảm an toàn nợ của quốc gia và nợ của chính phủ, các nước thường sử dụng các tiêu chí sau đây làm giới hạn vay và trả nợ:

Giới hạn nợ quốc gia không vượt quá 50-60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu.

Dịch vụ trả nợ quốc gia không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả nợ của Chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG và ôn tập CAO học HÀNH CHÍNH (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w