CHƯƠNG VI: MÔ ĐUN HÓA VÀ QUẢN LÝ DỤNG CỤ CẮT

Một phần của tài liệu bài tập môn dụng cụ cắt (Trang 27 - 29)

1. MỤC TIÊU

Quá trình hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ Chương VI sẽ giúp sinh viên: 1 - Đọc - hiểu đầy đủ và sâu hơn các vấn đề cơ bản vấn đề mô đun hóa và quản lý dụng cụ cắt;

2 - Hiểu rõ mối quan hệ giữa thông số kết cầu dụng cụ mài, chế độ cắt và các thông số khác để sử dụng chúng có hiệu quả khi cắt.

3 – Tập giải quyết các nhiệm vụ ứng dụng ngay vào thực tiễn gia công kim loại và hợp kim bằng cắt.

2. CÂU HỎI

1. Anh/chị hãy trình bày các hiểu biết của mình về mô đun hóa? Thế nào là mô đun hóa dụng cụ cắt?

2. Ưu nhược điểm của dụng cụ cắt được mô đun hóa so với dụng cụ cắt truyền thống? 3. Trình bày những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thời gian sử dụng máy công cụ chiếm

tỉ lệ rất nhỏ so với tổng thời gian mà nó có thể được sử dụng cho quá trình cắt gọt? 4. Nêu các biện pháp chủ yếu để tăng thời gian cắt hiệu quả của dụng cụ cắt?

5. Tại sao nói: Do khả năng chứa dụng cụ đã được qui định sẵn trên máy tiện và trung tâm gia công CNC, nên với nguyên công có quá nhiều bước tự động hóa thì các ổ dao kiểu truyền thống không thể đáp ứng?

6. Bộ bản sao dụng cụ cắt là gì? Điều kiện quan trọng khi áp dụng phương pháp thay dao bằng dụng cụ bản sao là gì?

7. Có mấy hệ mô đun thay dao nhanh đang áp dụng phổ biến hiện nay?

8. Thế nào là một block dụng cụ “thông minh”? Cho biết khả năng “thông minh” của Block dụng cụ này?

9. Trình bày đặc điểm của mô đun thay dao nhanh kiểu KM? Muốn tăng độ chính xác theo phương trục Z, người ta phải làm gì?

10.Với dạng bề mặt côn lắp ghép kiểu KM, trình bày phương pháp tạo bề mặt tiếp xúc hiệu quả giữa bề mặt bị bao và bề mặt bao?

11. Trong những điều kiện nào sẽ xảy ra sự tiếp xúc giữa hai bề mặt côn trong và côn ngoài kiểu KM theo kiểu tiếp xúc kim loại với kim loại?

12.Trong những điều kiện nào sẽ xảy ra sự tiếp xúc giữa hai bề mặt côn trong và côn ngoài kiểu KM theo kiểu biến dạng đàn hồi tại bề mặt tiếp xúc?

13.Khi thiết kế bề mặt lắp ghép dạng côn, thông số nào của bề mặt tiếp xúc cần được quan tâm.

14.Tại sao nói: sự phối hợp tối ưu đảm bảo tránh cho các bề mặt côn lắp ghép tự dính vào nhau và đủ độ cứng vững cần thiết, thì tỉ số độ côn là 1:10/25 mm chiều dài? 15.Chứng minh rằng: Các lỗ trên chuôi côn, nơi các viên bi thép sẽ được chèn vào, có

dạng mặt côn có góc đỉnh 55°, làm sinh ra hệ số khếch đại lực cơ khí theo tỉ số 3.5 : 1?

16.Tại sao nói: Dụng cụ có kích thước lớn cần có vị trí nhất định trên ổ chứa dao? Nêu các căn cứ để chứng minh nhận định này?

17.Chứng minh rằng: Chuôi dao kiểu Capto tạo ra nhiều điểm tiếp xúc hơn và cho mối ghép có độ chính xác cao hơn, cho phép chịu được mô men cản cắt cao và ổn định hơn so với kiểu côn Morse?

18.So sánh đặc điểm cấu tạo của chuôi dao kiểu Capto và kiểu côn Morse?

19.Trình bày đặc điểm cấu tạo chuôi côn kiểu HSK dùng cho quá trình gia công cao tốc?

20.Down – time là gì? Nêu các thành phần chủ yếu do dụng cụ gây “down – time” trên máy CNC?

21.Trình bày khái niệm về dụng cụ lỗi thời?

22.Để thực hiện quá trình liên tục đánh giá vấn đề dụng cụ người ta cần lập một danh mục cho từng máy công cụ riêng rẽ. Hãy cho biết nội dung của danh mục này? 23.Trình bày khái niệm về file dụng cụ? Nêu những đặc tính quan trọng nổi bật của nó? 24.Có thể sử dụng dữ liệu có sẵn trong file dụng cụ để làm căn cứ báo giá cho khách

hàng tiềm năng không? Tại sao?

25.Chứng minh nhận định sau: Vấn đề quản lý dụng cụ cho máy công cụ cho đến nay vẫn tiếp tục là một chủ đề lớn, vượt qua những mục tiêu đã và đang bàn luận liên quan đến việc quản lý dụng cụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHƯƠNG VI 1) Bài giảng Dụng cụ cắt 1

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bài tập môn dụng cụ cắt (Trang 27 - 29)