Ảnh hưởng của độ ẩm RH(%) đến hàm nhiệt lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định một số thông số hợp lý của máy ép vỏ đậu phộng làm chất đốt (Trang 83 - 87)

- Mô hình hồi qui: Qnl3 = 1188,533 + 760,424RH – 41,976RH2 (4.28) Giá trị tính toán theo tiêu chuẩn Kokhren: Gtt = 0.3077,

Giá trị tính toán theo tiêu chuẩn Fisher: Ftt = 2.6593.

- Thực hiện các biện pháp kiểm tra: giá trị Kokhren và Fisher tra bảng được xác định đều thoả mãn Gtt = 0.3077 < Gb = 0.7885 ; Ftt = 2.6593< Fb=4,11 phương sai của thí nghiệm đồng nhất, mô hình (4.28) coi là tương thích. Từ kết quả hàm hồi qui (4.28) xây dựng được đồ thị sự phụ thuộc của độ ẩm RH(%) đến hàm nhiệt lượng hình 4.33.

84

Kết luận: Từ kết quả thực nghiệm đơn yếu tố nhận được ở trên có một số kết luận sau:

- Ảnh hưởng của các tham số F, t, RH đến hàm chỉ tiêu là rõ nét.

- Từ các hàm hồi qui và các đồ thị nhận được cho thấy tương quan hàm số giữa các tham số ảnh hưởng với hàm chỉ tiêu dạng phi tuyến.

- Từ kết quả thu được ở trên là căn cứ để chọn miền biến thiên của các tham số ảnh hưởng trong thí nghiệm đa yếu tố.

4.15. Kết quả thực nghiệm đa yếu tố

Kết quả thực nghiệm đơn yếu tố cho chúng ta thấy ảnh hưởng của từng tham số: F, t, RH vào hàm mục tiêu (Ar) và (Qnl) chủ yếu là phi tuyến, theo

[11] chúng tôi không tiến hành qui hoạch thực nghiệm bậc nhất mà thực hiện qui hoạch thực nghiệm bậc hai, các bước thực nghiệm đa yếu tố được tiến hành như sau:

4.15.1. Chọn vùng nghiên cứu và các giá trị biến thiên của thông số đầu vào

Từ kết quả thực nghiệm đơn yếu tố, chúng tôi chọn miền biến thiên của thông số đầu vào như sau:

- Đối với lực ép: Từ phương trình hồi qui (4.23); (4.24) và đồ thị hình (4.24) và hình (4.25) nhận thấy lực ép nhỏ hơn 190 (tấn) và lớn hơn 150(tấn) thì chi phí năng lượng riêng tăng lên và nhiệt lượng riêng củng tăng, do vậy chúng tôi chọn khoảng biến thiên của lực ép là từ 150 đến 190(tấn).

Hình 4.30 Củi vỏ đậu ép thí nghiệm với yếu tố lực ép

- Đối với thời gian ép: Từ phương trình hồi qui (4.25); (4.26) và đồ thị hình (4.26); hình (4.27) thấy rằng thời gian ép nhỏ hơn 14(s) và lớn hơn 10(s) chi phí

85

năng lượng riêng cao và nhiệt lượng cao, từ kết quả đơn yếu tố thu được ở trên chúng tôi chọn khoảng biến thiên của thời gian là từ 10(s) đến 14(s)

Hình 4.31 Củi vỏ đậu ép thí nghiệm với yếu tố thời gian

- Đối với độ ẩm: Từ phương trình hồi qui (4.27); (4.28) và đồ thị hình (4.28); hình (4.29) thấy rằng độ ẩm nhỏ hơn 12(%) và lớn hơn 8(%) chi phí năng lượng riêng cao và nhiệt lượng thấp, từ kết quả đơn yếu tố thu được ở trên chúng tôi chọn khoảng biến thiên của độ ẩm là từ 8(%) đến 12(%)

Hình 4.32 Củi vỏ đậu ép thí nghiệm với yếu tố độ ẩm

Mức thí nghiệm và giá trị mã hoá của thông số đầu vào ghi vào ở bảng 4.1

Bảng 4.1 Mức thí nghiệm của các thông số đầu vào.

Yếu tố Mức Lực ép F(Tấn) Thời gian t (giây) Độ ẩm RH(%) Mức trên +1 190 14 12 Mức cơ sở 0 170 12 10 Mức dưới - 1 150 10 8

86

4.15.2. Xây dựng ma trận thực nghiệm

Theo [11], chúng tôi đã chọn ma trận thực nghiệm trung tâm hợp thành trực giao với hai thông số đầu vào và được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 Bảng ma trận thí nghiệm trung tâm hợp thành trực giao 3 thông số

STN Mức thí nghiệm các thông số vào STN Mức thí nghiệm các thông số vào F(tấn) t(s) RH(%) F(tấn) t(s) RH(%) 1 -1 -1 -1 10 -1 0 0 2 -1 -1 +1 11 0 +1 0 3 -1 +1 -1 12 0 -1 0 4 -1 +1 +1 13 0 0 +1 5 +1 -1 -1 14 0 0 -1 6 +1 -1 +1 15 0 0 0 7 +1 +1 -1 16 0 0 0 8 +1 +1 +1 17 0 0 0 9 +1 0 0

4.15.3. Kết quả thí nghiệm đa yếu tố

4.15.3.1. Tiến hành thí nghiệm thăm dò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để kiểm tra các kết quả đo được có tuân theo qui luật phân bố chuẩn hay không cũng như để xác định số lần lặp lại tối thiểu cho mỗi thí nghiệm chúng tôi tiến hành 30 thí nghiệm thăm dò ở mức cơ sở (0; 0), thay kết quả thí nghiệm vào các công thức (4.15), xác định được chỉ tiêu Person χ2

tt = 14,836, so sánh χ2 tt với tiêu chuẩn Person tra bảng χb2 = 21 nhận thấy χ2

tt < χb2 các số đo của thí nghiệm tuân theo giả thuyết luật phân bố chuẩn tính số lần lặp lại cho mỗi thí nghiệm theo công thức (4.16), xác định được m =2,83 lấy m =3. Thiết bị thí nghiệm và dụng cụ đo

87

được tiến hành như đối với thực nghiệm đơn yếu tố. Quá trình thực nghiệm được thể hiện trên hình 4.39.

Hình 4.33 Quá trình thí nghiệm tại cty TNHH Kim Thu Bình 4.15.3.2. Kết quả thí nghiệm theo ma trận đã lập

Kết quả thí nghiệm được ghi ở phần phục lục 8, sử dụng phần mềm và chương trình xử lý số liệu thực nghiệm, sau khi tính toán được các kết quả sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định một số thông số hợp lý của máy ép vỏ đậu phộng làm chất đốt (Trang 83 - 87)