Nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên (Trang 60 - 83)

d/ Các tổ chức chính trị xã hội

4.1.4.2Nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên

+ Chất lượng của lao động là thanh niên trong huyện còn thấp

Hiện nay dùng chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lao động trong khu vực nông thôn là rất khó, trình độ của người lao động không chỉ dựa trên đánh giá về trình độ học vấn, chuyên môn mà trong thực tế sản xuất, lao động còn dựa trên kinh nghiệm được tích luỹ và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt là lao động trong nông nghiêp vốn chỉ sản xuất dựa vào kinh nghiệm, ít qua đào tạo. Vì vậy để đánh giá chất lượng lao động của lao động là thanh niên hiện nay tôi sử dụng tổng hợp chỉ tiêu: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khoẻ.

Với đặc điểm của địa bàn huyện Văn Giang cùng với thực trạng về thu nhập của thanh niên địa phương, trên cơ sở tôi điều tra thu thập số liệu của

120 thanh niên theo trình độ học vấn. Qua kết quả điều tra tôi thấy rằng chất lượng của lao động là thanh niên trong huyện còn chưa cao. Theo kết quả thu thập được thì số thanh niên trong huyện có trình độ học vấn tương đối cao, như đối với nhóm thanh niên có thu nhập cao đã tốt nghiệp cấp II chiếm 30%, còn số người đã tốt nghiệp cấp III chiếm 80%; đối với nhóm thanh niên có thu nhập trung bình, đã tốt nghiệp cấp II chiếm 50%, số người tốt nghiệp cấp III là chiếm 55%; đối với nhóm thanh niên có thu nhập thấp, mới tốt nghiệp cấp I chiếm 6,67%, số người mới tốt nghiệp cấp II chiếm 50%, còn lại 43,33% số thanh niên trong nhóm này đã tốt nghiệp cấp III. Điều này thể hiên trong những năm gần đây thanh niên tại địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc học tập văn hoá để từng bước đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó bảng số liệu còn cho thấy số thanh niên qua đào tạo chuyên môn còn thấp trong tổng số thanh niên điều tra, đối với nhóm thanh niên có thu nhập cao tỷ lệ thanh niên qua đào tạo là khá cao nhưng chủ yếu là qua đào tạo sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 50% số thanh niên đã qua đào tạo ở nhóm này; số thanh niên chưa qua đào tạo ở nhóm này còn khá cao chiếm 23,33% tổng số thanh niên ở nhóm này; đối với nhóm thanh niên có thu nhập trung bình thì tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo chiếm 65%; còn đối với nhóm thanh niên có thu nhập thấp 100% chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Như vậy nhìn chung đa số thanh niên chưa qua đào tạo ở cả 3 nhóm thanh niên, số thanh niên đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.

Về tình hình sức khoẻ của những thanh niên điều tra đều rất tốt 100% số thanh niên điều tra ở cả 3 nhóm đều có sức khoẻ tốt. Do tính chất của một số công việc yêu cầu người lao động có trình độ nhất định và có sức khoẻ tốt, nhìn chung thanh niên trong thị trấn đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ còn về trình độ chuyên môn của thanh niên trong thị trấn còn nhiều bất cập. Vì vậy mà việc giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên còn gặp nhiều khó khăn.

Qua đây, tôi thấy rằng hiện nay nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên là rất lớn, đa số thanh niên đều mong muốn được đào tạo nghề để có nghề nghiệp ổn định và có thu nhập cao.

Qua điều tra cũng như những số liệu trước đó cho thấy thanh niên của huyện chiếm tỷ lệ trên 70% là chưa qua đào tạo. Do đó trong thời gian tới cần có kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên.

+ Thiếu vốn cho sản xuất – kinh doanh

Mạng lưới các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tín dụng nhân dân những năm gần đây đã phát triển và giải quyết phần nào nhu cầu thiếu vốn của người sản xuất cũng như các nhu cầu vốn của thanh niên. Tuy nhiên số cơ sở cung cấp tín dụng vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của thanh niên Nhu cầu các món vay của nhiều hộ chưa được đáp ứng, ở phạm vi này phục vụ chủ yếu là các tổ chức tài chính vi mô của các đoàn thể xã hôi hay tổ chức nước ngoài. Số tổ chức này cũng chỉ phát triển ở một số địa phương nhất định.

Qua khảo sát 80% số thanh niên có thu nhập thấp, đều thiếu vốn vay; với nhóm thanh niên có thu nhập trung bình, tỷ lệ người thiếu vốn là 35%; còn nhóm thanh niên có thu nhập cao tỷ lệ này là 20%. Như vậy thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng tới việc làm của thanh niên, do đó cần đẩy mạnh các hoạt động tín chấp để vay vốn cho thanh niên sản xuất và phát triển kinh tế.

+ Chính sách hỗ trợ cho học nghề của nhà nước còn hạn chế

Đã có hơn 52% số người đã qua đào tạo nghề được hưởng các hỗ trợ từ Nhà nước trong quá trình học nghề. Đây là một nỗ lực lớn của Nhà nước thể hiện qua các Chương trình, dự án đã và đang thực hiện trong những năm gần đây nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Các hình thức hỗ trợ : Cho vay vốn đi học nghề 23,5%, Miễn học phí tham gia học nghề 23,5%, Trợ cấp thêm kinh phí ăn học

trong thời gian học nghề 53%.

Chủ yếu các hỗ trợ được đưa trực tiếp cho người tham gia học nghề dưới hình thức hỗ trợ chi phí học, tài liệu và kể cả chi phí sinh hoạt cho học sinh trong thời gian học nghề (chiếm 53% tổng số hỗ trợ nhận được). Còn lại, một số khác được hỗ trợ thông qua việc vay vốn ưu đãi khi đi học nghề (chiếm 23,5%) và một số trường hợp được miễn học phí khi theo học nghề (chiếm 23,5%). Mức hỗ trợ học nghề thấp, nên học viên, nhất là học sinh nông thôn rất khó thích ứng, ví dụ, hỗ trợ hiện nay cho lao động đi học nghề ở mức 300.000 đồng/tháng, tối đa không quá 5 tháng (1.500.000 đồng/khóa) sẽ rất khó có thể kéo người lao động nhất là những lao động nông thôn nghèo ra khỏi công việc thường ngày để đi học vì mức hỗ trợ đó thậm chí chưa đủ chi phí cho bản thân người đi học trong khi thường những người này lại là lao động chính trong gia đình.

+ Thiếu các trung tâm dạy nghề đủ các điều kiện đảm bảo các điều kiện đào tạo nghề cho thanh niên.

Qua khảo sát ở trung tâm dạy nghề của huyện; các ý kiến của lãnh đạo trung tâm đều cho rằng thiếu nghiêm trọng các phòng học, phòng, phương tiện thí nghiệm, thực hành; thiếu đội ngũ giáo viên dạy nghề; chế độ thu nhập và tiền lương cho đội ngũ giáo viên thấp nên không thu hút được giáo viên; kinh phí hỗ trợ cho đào tạo học nghề rất thấp, hoặc không có. Qua phỏng vấn 10 giáo viên tại trung tâm dạy nghề cho thấy 70% giáo viên là kiêm nhiệm, chủ yếu là làm nhiệm vụ dạy văn hoá cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.

+ Điều kiện khó khăn của bản thân người học

Khảo sát cho thấy còn khá nhiều các vấn đề bất cập được người lao động đề cập đến. Trước hết, khoảng 50% số các khó khăn hoặc vấn đề bất cập tập trung vào mức học phí tham gia học nghề cao dẫn đến người lao động muốn học nghề nhưng do không có khả năng về tài chính khó theo học. Một số lượng không nhỏ (khoảng 25%) cho rằng các chương trình đào tạo nghề

phù hợp lại thường tổ chức ở xa địa phương nên không có điều kiện đi học bao gồm cả lí do về thu nhập của lao động hiện tại quá thấp nên khó có thể rời bỏ công việc để đi học nghề trong khi gánh nặng gia đình là khá lớn cũng như không thể thu xếp để đáp ứng được về mặt thời gian để học nghề. Khoảng 25% còn lại là những bất cập hoặc khó khăn liên quan đến trình độ người đi học thấp nên thường khó nắm bắt các kĩ thuật mới trong quá trình học nghề, số lượng giáo viên còn ít và các tài liệu, trang thiết bị thực hành thiếu thốn cũng như vấn đề về sự yếu kém trong kết nối trong thị trường lao động nhiều trường hợp học nghề xong nhưng vẫn không thể hành nghề được.

Nhìn chung, hầu hết lao động đã học nghề đều vấp phải những khó khăn nhất định và thường không đáp ứng được hết các yêu cầu của đào tạo nghề nhất là vấn đề về tài chính - quá nửa số người được phỏng vấn đã qua đào tạo nghề cho biết rất khó đáp ứng yêu cầu về tài chính để tham gia học. Đây là một trong những nguyên nhân chính của việc còn rất nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là lao động thanh niên nghèo muốn nhưng không thể học nghề. Các khó khăn về yêu cầu trình độ văn hóa (hơn 12%) và thời gian tập trung (3%) có thể đáp ứng dễ dàng hơn. Như vậy, để thu hút người lao động thanh niên nông thôn nghèo đến với các chương trình học nghề Nhà nước cần có chính sách cụ thể và đủ mạnh hỗ trợ tài chính cho các đối tượng này bao gồm cả hỗ trợ để người đi học có thể rời bỏ hẳn công việc hàng ngày nhưng vẫn đóng góp được cho thu nhập của gia đình đồng thời đề ra các mô hình cụ thể và phù hợp với trình độ văn hóa hiện còn khá thấp của khối lao động này.

4.2. Giải pháp định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện văn Giang.

Để định hướng hướng nghề nghiệp mang lại hiệu quả cho thanh niên huyện Văn Giang cần giải quyết được những vấn đề sau:

* Xác định sở thích phù hợp với nghề nghiệp

Có nhiều phương pháp để phát hiện sở thích, kỹ năng, tính cách, năng khiếu… của từng cá nhân, như trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp, trắc nghiệm về màu sắc.

Theo lý thuyết của Holland, bất kỳ ai cũng thuộc một trong sáu nhóm sở thích nghề nghiệp đặc trưng sau: Realistic – tạm dịch là thực tế (R); Investigate – tìm tòi (I); Artistic – nghệ thuật (A); Social – xã hội (S); Enterprising – dám làm (E) và cuối cùng là Conventional – quy củ (C). Ứng với mỗi nhóm sẽ có những lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp. Trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp theo lý thuyết của Holland được thực hiện qua việc bạn tự trả lời các câu hỏi về những công việc thích làm, những công việc có thể làm tốt, những nghề nghiệp quan tâm, những kỹ năng cá nhân về máy móc, nghiên cứu khoa học, mỹ thuật, giảng dạy, kinh doanh, hành chính.

* Nắm được các lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng

Người có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực vật; thích làm các công việc ngoài trời là người thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp R, phù hợp với các ngành về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông – lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp…), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động…), điện – điện tử, địa lý – địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp…

Người có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề thuộc nhóm sở thích I, phù hợp với các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, địa lý, địa chất, thống kê…); khoa học sự sống (sinh, công nghệ sinh học); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa lý…);

y – dược (bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ…); khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, môi trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây dựng…), nông – lâm (nông học, thú y…).

Người có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu, thuộc nhóm sở thích A phù hợp với các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình…); điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang, hội họa, giáo viên dạy sử/tiếng Anh, bảo tàng, bảo tồn…

Người có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người khác, thuộc nhóm sở thích phù hợp với các ngành nghề như sư phạm, giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn – hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, nữ hộ sinh, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người có khả năng về kinh doanh, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng quản lý, thuộc nhóm sở thích E phù hợp với các ngành nghề về quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự…), thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên…)…

Người có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc thích làm công việc văn phòng, thuộc nhóm sở thích C phù hợp với các ngành nghề về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán...

* Về công tác hướng nghiệp: + Đội ngũ tổ chức hướng nghiệp.

- Trong trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học: - Thành lập tổ chức, nhóm tư vấn.

- Người tư vấn có nghiệp vụ về hướng nghiệp.

- Trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề có tổ chức tư vấn hướng nghiệp trong quá trình tuyển sinh.

- Trong xã hội:

Có chủ trương xây dựng nội dung hướng nghiệp và lồng ghép với các chương trình hoạt động của các Đoàn thể.

- Các phương tiện truyền thông có chuyên mục, chuyên trang hướng nghiệp. + Cơ sở, kỹ thuật:

- Tài liệu tư vấn, trắc nghiệm năng khiếu nghề nghiệp - Tư liệu kỹ thuật hướng nghiệp

- Bài tập thực hành trắc nghiệm này năng khiếu học sinh . - Diễn đàn định hướng nghề nghiệp .

Xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, thông tin nghề nghiệp – việc làm; tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trường, cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn huyện.

Phát triển hệ thống tư vấn kỹ năng tìm việc làm cho thanh niên: - Khảo sát thực trạng kỹ năng tìm việc làm của thanh niên - Hệ thống cung cấp thông tin tuyển dụng (website)

- Kinh nghiệm phỏng vấn tuyển dụng - Hiểu biết pháp luật lao động

- Hoạt động ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm

Thực hiện các chính sách hỗ trợ thanh niên tham gia xuất khẩu lao động: - Học nghề và ngoại ngữ

Để giải quyết vấn đề còn tồn tại trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên huyện nói riêng, quan điểm chung:

Một là, Giải quyết việc làm cho người lao động phải gắn liền với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sự phát triển và mở rộng các thành phần kinh tế.

Hai là, Phải lấy giải quyết việc làm làm tại chỗ là chính kết hợp mở rộng và phát triển việc làm ngoại Tỉnh, nước ngoài và trợ giúp của Nhà nước. Từ đó cần tiến hành các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên.

4.2.2. Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Văn Giang

Tạo công ăn việc làm cho thanh niên tại khu vực Văn Giang là một trong những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tình trạng thiếu việc làm hoặc không có việc làm đầy đủ sẽ tác động

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên (Trang 60 - 83)