Chính sách thuế giai đoạn 2010-2012 Thuế nhập khẩu hàng hóa:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ THUẾ VÀ LẠM PHÁT (Trang 29 - 34)

1. Tác động của lạm phát lên thuế:

1.2. Chính sách thuế giai đoạn 2010-2012 Thuế nhập khẩu hàng hóa:

Thuế nhập khẩu hàng hóa:

Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá hàng nhập khẩu. Ngày 17/11/2011 Bộ Tài chính đã có các Thông tư số 161/2011/TT-BTC, số 162/2011/TT-BTC, số 163/2011/TT-BTC về ban hành các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam nhẳm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Ví dụ: Biểu thuế ATIGA (áp dụng trong khu vực tự do ASEAN): Các mặt hàng: thuỷ sản, cao su và sản phẩm cao su, dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị và sản phẩm y tế, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử.... sẽ giảm thuế xuống mức 0% vào năm 2012 (trong Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12/6/2008, thuế suất năm 2012 của các mặt hàng này là 5%). Các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm tiếp tục cắt giảm thuế như thịt gà, chanh bưởi, thóc gạo, thịt hộp được cắt giảm từ các mức 20%-10% xuống 10%-5%.

Như vậy, Biểu ATIGA sẽ thực hiện giảm thuế đối với khoảng 1.800 dòng thuế, chiếm khoảng 19% dòng thuế Biểu ban hành. Mức thuế suất bình quân thực hiện năm 2012-2014 giảm dần từ 1,88% năm 2012. xuống 1,77% vào 2013 và 1,69% vào năm 2014.

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Với tình hình lạm phát tăng cao giai đoạn 2010-2012, Chính phủ ban hành các quyết định nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp vượt khủng hoảng:

Quyết định số 54/2011/QĐ-TTg Ngày 11 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 của doanh nghiệp sử dụng

nhiều lao động trong một số ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thêm 3 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Nghị quyết 13/2012/NQ-CP Ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ, Nghị Quyết 29/2012/QH13 Ngày 21 tháng 6 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Nghị Quyết 29/2012/QH13 Ngày 21 tháng 6 năm 2012 Quốc hội ban hành một số chính sách Thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

Nghị quyết số 02/NQ-CP Ngày 07 tháng 01 năm 2013, của Chính phủ ban hành

về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu: Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I và 03 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý II và quý III năm 2013. Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013.

Thuế thu nhập cá nhân:

Thông tư 140/2012/TT-BTC Ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 60/2012/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 29/2012/QH13: Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Điều 22 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12.

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 5 5 2 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 80 35

Theo Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2013, cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh sẽ được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế là 09 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/ tháng.

Việc tăng mức giảm trừ gia cảnh có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước, thu hẹp số lượng người nộp thuế. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này nhằm chia sẻ khó khăn, động viên, hỗ trợ người hưởng lương có thêm thu nhập, góp phần kích cầu tiêu dùng. 2. Đánh giá – giải pháp hoàn thiện chính sách thuế Việt Nam

Thực trạng lạm phát tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân, từ cầu kéo, chi phí đẩy và các yếu tố kinh tế khách quan khác. Sẽ là rất khó khăn cho Chính phủ đưa ra các chính sách thuế vừa kiềm chế lạm phát, đảm bảo công bằng và tăng trưởng xã hội. Xét trên từng loại hình thuế,

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam hướng theo con đường mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo đó, nền kinh tế bắt buộc từng bước loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhập khẩu. Thực hiện cam kết này, Chính phủ từng bước giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, Chính phủ luôn cân nhắc nhằm bảo hộ nền công nghiệp sản xuất non trẻ nước nhà, vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa tránh tình trạng lạm phát cao từ chi phí đầu vào cao (nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu).

Nhìn chung, Việt Nam có những cải cách theo chiều hướng giảm dòng thuế nhập khẩu hàng hoá. Việc giảm mức thuế nhập khẩu góp phần giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận với nguồn nguyên liệu giá rẻ từ nước ngoài, danh mục hàng hoá tương đối phù hợp với người tiêu dùng. Tuy nhiên, song song với những thuận lợi này, việc giảm thuế nhập khẩu làm giảm tổng thu ngân sách nhà nước, khả năng chính phủ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách. Nếu chính phủ tài trợ bằng cách in tiền đưa vào lưu thông, chắc chắn lạm phát của nền kinh tế ngày càng cao. Hơn nữa, hàng nhập khẩu giá rẻ có thể bóp chết các ngành kinh tế non trẻ trong nước, trở thành ngành nghề độc quyền, quy định mức giá ảo quá cao, tác động đến lạm phát.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát cao như hiện nay, chính phủ đã đưa ra các gói kích cầu, hỗ trợ tín dụng, miễn giảm hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc này cũng có tác động hai mặt:

- Trường hợp doanh nghiệp có cơ cấu tốt, với sự hỗ trợ của chính phủ, có thể vực dậy sau khó khăn và từng bước phát triển

- Trường hợp doanh nghiệp yếu kém, sự hỗ trợ của chính phủ không làm doanh nghiệp tốt hơn được, mà biến doanh nghiệp thành con nợ xấu của ngân hàng, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của nền kinh tế. Bên cạnh đó, lượng tín dụng ồ ạt đổ vào nền kinh tế, gây tình trạng thừa cung tiền, tăng cao chỉ số lạm phát quốc gia.

Với luật thuế thu nhập doanh nghiệp chưa chặt chẽ, việc miễn, giảm hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp có thể làm thất thu ngân sách nhà nước. Bởi thực tế các doanh

nghiệp có rất nhiều biện pháp trách thuế, ví dụ: doanh nghiệp kinh doanh tốt, nhưng họ báo cáo chi phí đầu vào cao (từ nguyên liệu nhập khẩu, bằng phát minh sáng chế, chi phí khác...) nhằm đưa doanh nghiệp vào tình trạng hoạt động kém và nhận ưu đãi thuế từ chính phủ.

Thuế thu nhập cá nhân:

Có thể nói, trong điều kiện lạm phát cao, chính phủ quyết định tăng mức giảm trừ gia cảnh cho thu nhập cá nhân lên 9 triệu đồng/tháng là bước tiến trong chính sách thuế. Tuy nhiên, với thuế suất luỹ tiến từng phần và giãn cách giữa các mức như hiện nay vẫn chưa thoả đáng cho cá nhân có thu nhập cao. Thu nhập càng cao, cá nhân càng phải chịu tỉ lệ thuế suất càng cao. Tuy thu nhập cá nhân tăng, nhưng sau khi giảm trừ thuế, tổng thu nhập thực tăng không đáng kể. Từ đó, họ không có nhu cầu tăng chi tiêu mua hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế. Doanh nghiệp sản xuất hàng hoá không tiêu thụ được, kết quả hoạt động lkinh doanh kém. Chính phủ mất một nguồn thu lớn từ thuế đánh vào hàng hoá và thuế đánh vào thu nhập.

Tóm lại, khi lạm phát tăng cao, khi thực hiện mục tiêu của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì ngành thuế đóng vai trò quan trọng. Chính phủ cần có các giải pháp quản lý thuế; rà soát, đánh giá lại các nguồn thu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu, làm rõ những khoản thu, sắc thuế còn thất thu, các nguồn thu còn tiềm năng, đẩy mạnh hơn nữa công tác chống thất thu ngân sách. Tuỳ theo nguyên nhân và tình hình thực tế của lạm phát mà Chính phủ kết hợp các chính sách thuế khác nhau nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ THUẾ VÀ LẠM PHÁT (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w