Các nguồn thải chính trong quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Bản Word Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn cho làng nghề tái chế Giấy Phong Khê – Bắc Ninh (Trang 35 - 39)

IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

6.Các nguồn thải chính trong quá trình sản xuất

Sản xuất thủ công nghiệp là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, sản xuất giấy bằng nguyên liệu tái chế còn gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn. Bước vào thời kỳ đổi mới, nghề sản xuất giấy dó thủ công ở Phong Khê chuyển mạnh sang sản xuất theo dây chuyền công nghiệp. Do chưa có quy hoạch nên các xưởng sản xuất giấy mọc lên ở khắp nơi trong khu dân cư. Nước thải, chất thải rắn, hóa chất được thải ra, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Một trong những nhược điểm chung của ngành tái chế chất thải mà ngành tái chế giấy mắc phải đó là chất lượng nguyên liệu đầu vào không đồng đều lẫn nhiều tạp chất,để sản xuất được cần có quá trình xử lý với nhiều công đoạn, sử dụng nhiều hóa chất khác nhau…Do đó chất phát thải trong quá trình sản xuất khá lớn, với nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn thải rất cao.Vì vậy để phát triển làng nghề lên tầm cao mới cần có chiến lược lâu dài, khồn những tăng năng suất mà phải đi liền với bảo vệ môi trường.

+ Nước thải xeo giấy thường có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng, chủng loại giấy. Trong nước thải xeo giấy còn chứa một lượng lớn bột giấy, sơ sợi, các loại hóa chất tẩy trắng, dầu thải…lượng nước này chiếm một phần lớn.

+ Trong nước thải của làng nghề thì hàm lượng chất hữu cơ cao (COD và BOD5 rất cao) và tăng nhanh do nước thải từ quá trình sản xuất giấy chứa nhiều bột , sợi giấy chưa được xử lý lắng, lọc hoặc thu hồi trước khi đổ ra mương tiêu nước chung của làng.

Bảng 4.6: Đánh giá chất lượng nước thải tại các kênh trong làng

Stt Thông số Đơn vị Kết quả QCVN

12:2008 M1 M3 1 pH 6,77 7,53 5,5-9 2 Độ đục NTU 1170 835 3 Độ màu Co 248,64 217,36 100 4 DO mg/l 0 0 5 BOD5 mg/l 396,7 445,5 50 6 COD mg/l 2727,51 2367,44 100 7 Fe mg/l 1,64 2,05 5 8 Cl- mg/l 170,16 233,97 2 9 SO42- mg/l 164,3 125,04 10 TN mg/l 30,08 18,67 60 11 TSS mg/l 1882,4 848,6 100 12 Dầu mỡ mg/l 2,75 1,42 1 13 Coliform (x 103) MPN/100ml 5400 10.000 100

Dựa vào bảng phân tích số liệu trên đây ta thấy mặc dù nước thải sau khi vào kênh dẫn, các chất ô nhiễm có trong nước thải chịu tác động của các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ , vi sinh vật, dòng chảy và các nguồn pha loãng khác… Thông qua các quá trình phân hủy kị khí và hiếu khí nhưng các thông số ô nhiễm vẫn ở mức cao,vượt quá

chỉ tiêu cho phép nhiều lần. Các chỉ số BOD5, COD , Cl- dư khoảng dao động nhỏ hơn

trong bảng.

Các chỉ số BOD5 vượt 8-9 lần , COD vượt 23-27,5 lần , hàm lượng Cl- dư vượt từ

85 – 115 lần. Ngoài sự ô nhiễm về chất hữu cơ thì còn có sự ô nhiễm về độ màu, độ đục hàm lượng TSS vượt từ 8,5-19 lần…Đặc biệt hàm lượng dầu mỡ đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,4- 3 lần và không hề có lượng oxi hòa tan trong nước (DO =0)

Hầu hết nước thải của các cơ sở sản xuất đều có hàm lượng coliform vượt quá chỉ tiêu cho phép hàng ngàn lần .

* chất thải rắn

Chất thải rắn bao gồm : túi nilon, bao tải dứa, xỉ than đinh ghim phần lớn đều do người dân đổ ra bãi rác chung của làng nằm cạnh song Ngũ Huyện Khê. Bãi rác này đã được xã quy hoạch rộng 2 ha nhưng do sự quản lý điều hành không tốt và ý thức người dân còn thấp, khiến cho bãi rác đầy rất nhanh và không còn sử dụng tiếp được.

Bảng 4.7 ước tính lượng rác thải phát sinh trong năm tại các cơ sở sản xuất

ST T

Loại chất thải Định mức thải trên

1 tấn sản phẩm

Lượng chất thải trong năm (tấn/năm)

1 Bột giấy, giấy vụn 81,80 Kg 1296,215

2 Xỉ than 76,5 kg 1313,24

Chất thải rắn của các hộ sản xuất mang tính kiềm và điều chứa nhiều các -bon vì có độ mùn khá cao cũng như hàm lượng sắt tương đối lớn mà nguyên nhân có thể là do các chất bẩn được thải ra trong quá trình phân loại. Hiện nay rác thải của 2 làng nghề này đã đuợc tập trung và đổ đống không theo quy định kỹ thuật nào, trong điều kiện nhiệt đới (nắng nhiều và mưa nhiều), thành phần hữu cơ của rác thải phân huỷ tạo mùi hôi thối, ảnh hưởng môi trường khí và đời sống của người dân

Ngành công nghiệp giấy ( không tính những cơ sở nằm trong khu vực làng nghề) mỗi năm thải ra 1057 tấn chất thải rắn. Riêng CTNH là 73.8 tấn chiếm 7 %, trong đó có 1.35 tấn chất thải có kim loại; 38.25 tấn chất ăn mòn; 15.5 tấn chất dễ cháy; 2.7 tấn chất khó phân huỷ; và 16.2 tấn các loại chất thải nguy hại khác.

- Riêng làng nghề sản xuất giấy Phú Lâm và Phong Khê: Hai làng nghề này mỗi năm ước tính thải ra 5328 tấn chất thải rắn. Riêng chất thải nguy hại là 373 tấn chiếm 7% bao gồm: 7 tấn bã thải có kim loại; 165 tấn chất ăn mòn; 106 tấn chất dễ cháy, 16 tấn chất khó phân huỷ 79 tấn chất thải nguy hại khác

Trong một vài năm gần đây,thị trường tiêu thụ giấy ngày càng được mở rộng, nhu cầu về các sản phẩm về giấy càng cao…các doanh nghiệp và các hộ sản xuất giấy ở Phong khê đã nắm bắt được nhu cầu đó và họ đã bắt đầu xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao năng xuất, tối đa hóa lợi nhuận.Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề chưa được chú trọng nhiều. Hiện nay vấn đề nghiêm trọng nhất tại Phong Khê chính là tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

Một phần của tài liệu Bản Word Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn cho làng nghề tái chế Giấy Phong Khê – Bắc Ninh (Trang 35 - 39)