Công tác quản lý và kiểm tra lưới điện:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công ty điện lực thủ đức (Trang 28 - 31)

- Công tác quản lý và kiểm tra lưới điện do Tổ Quản lý Lưới điện chịu trách nhiệm, Tổ trưởng phân công cho công nhân thực hiện.

- Mỗi tuyến đường dây sẽ do 01 cặp công nhân chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra.Tuy nhiên, do nhân lực không đủ thì 02 tuyến đường dây sẽ do 2 hoặc 3 công nhân quản lý.

- Chu kỳ kiểm tra:

+ Đối với đường dây hạ thế: kiểm tra định kỳ ngày 01 tháng/01 lần (Khu vực hạ thế của trạm từ 80% tải trở lên); kiểm tra định kỳ đêm 03 tháng/01 lần.

+ Đối với đường dây trung thế: kiểm tra định kỳ ngày 01 tháng/01 lần; kiểm tra định kỳ đêm 03 tháng/01 lần.

+ Đối với trạm biến áp phân phối: kiểm tra định kỳ ngày 01 tháng/01 lần; kiểm tra định kỳ đêm 03 tháng/01 lần.

- Sau khi kiểm tra, nhóm kiểm tra sẽ ghi nhận vào phiếu kiểm tra.Phiếu này sẽ được Tổ trưởng nộp về Đội QLLĐ và Đội QLLĐ sẽ đề ra phương pháp để giải quyết.

- Nội dung kiểm tra:

+ Hành lang tuyến có các tồn tại có khả năng gây sự cố; công trình, nhà cửa mới xây dựng hoặc cải tạo cơi nới trong hành lang; công trình, nhà cửa đang sửa chữa gần đường dây… tình trạng dọc hành lang đường cáp điện ngầm có gì bất thường, có bị đào bới, công trình, nhà cửa xây dựng mới đè lên, các cọc mốc còn hay mất.

+ Cột nghiêng, biến dạng, nứt hoặc mất thanh giằng, biển báo mờ, mất…

+ Móng cột lún, nứt, sói lỡ, đất khu vực xung quanh trong tình trạng bất thường, cần xử lý.

+ Xà và giá đỡ bị vếch, xoay, cong, biến dạng, xà thừa chưa tháo dỡ…

+ Sứ cách điện bị nứt mẻ, rạn, vỡ, bụi bẩn nặng, phóng điện nặng, bị cháy xém, ty sứ bị mục, rỉ, nghiêng quá 45 độ.

+ Dây dẫn bị tưa, xây xát một số sợi, bị vật lạ bám vào, bị vặn xoắn, bị võng không đảm bảo khoảng cách an toàn, vỏ bọc cách điện bị lão hoá, rạn nứt, mối nối bị lỏng, có nguy cơ đứt, tuột, cần xứ lý.

+ Dây tiếp địa bị mất, bị rỉ mục, bị kéo lên khỏi mặt đất, bị cắt, bu lông bắt tiếp địa bị lỏng, bị rỉ sét, bị mất….

+ Dây néo bị chùng, bị cắt, rỉ sét, móng néo bị lún, nứt, sói lở, cọc néo chôn trong lòng đường, không đúng hướng chịu lực, đất khu vực xung quanh trong tình trạng bất thường….

+ Các thiết bị chống sét có bị vỡ, đầu cực cháy….

+ Các thiết bị đóng cắt trên đường dây bị hư hỏng, sứ bẩn, tiếp điểm biến dạng… cần xử lý.

+ Các thiết bị bù AVR trong tình trạng xấu, bất thường… cần xử lý.

+ Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra.

 Kiểm tra định kỳ đêm đối với đường dây hạ thế:

+ Phát nhiệt, nóng đỏ của dây dẫn, phụ kiện, đầu cosse, dây dẫn đấu nối vào tụ bù hoặc các thiết bị khác trên đường dây.

+ Các nguy cơ tiềm ẩn gây sự cố.

+ Các tồn tại khác.

+ Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra.

 Kiểm tra định kỳ đêm đối với đường dây trung thế:

+ Phát nhiệt, nóng đỏ của dây dẫn, của các mối nối, khoá giữ dây.

+ Phóng điện: (âm thanh, phát sáng…) ở đường dây, chuổi cách điện.

+ Các nguy cơ có khả năng gây sự cố đường dây.

+ Các hiện tượng bất thường khác.

+ Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra.

 Kiểm tra định kỳ ngày đối với trạm biến áp phân phối:

+ Máy biến áp: các thông số vận hành (Ua, Ub, Uc, Ia, Ib, Ic, I0); tình trạng vỏ máy, mức dầu, hạt hút ẩm, sứ đầu vào, tiếng kêu.

+ Thiết bị đóng cắt trung áp: FCO; LBFCO; DS; chống sét van; biến dòng, biến áp; sứ cách điện.

+ Thiết bị đóng cắt hạ áp: cầu dao cách ly; CB.

+ Cáp lực, thanh dẫn; tình trạng các đầu tiếp xúc, đầu cáp; hệ thống tiếp đất; tủ điện; các kết cấu khác; các kết cấu xây dựng, tình trạng vệ sinh trạm.

+ Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra.

 Kiểm tra định kỳ đêm đối với trạm biến áp phân phối:

+ Máy biến áp: các thông số vận hành (Ua, Ub, Uc, Ia, Ib, Ic, I0).

+ Phát nóng đỏ mối nối, tiếp xúc (khi tắt hệ thống chiếu sáng).

+ Tiếng phóng điện hoặc âm thanh bất thường trong trạm.

+ Hệ thống chiếu sáng.

+ Dẫn giải tất cả các hiện tượng bất thường.

+ Các tồn tại đã xử lý trong kiểm tra.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công ty điện lực thủ đức (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w