“Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy, quản trị nhân sự có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, quản trị nhân sự có mặt ở tất cả phòng ban, đội xưởng. Hiệu quả của công tác quản trị nhân sự là vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp. Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho công nhân viên của một doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó. Nếu không có quản trị nhân sự mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật. Đây là một công tác hết sức khó khăn vì quản trị nhân sự liên quan tới những con người cụ thể có những sở thích, năng lực riêng biệt. Việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp nhằm tạo ra được một đội ngũ lao động nhiệt tình hăng hái, gắn bó với doanh nghiệp.
Muốn hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, vai trò của nhà quản trị rất quan trọng. Ngoài kiến thức và hiểu biết chuyên môn, nhà quản trị phải là người có tư cách đạo đức, công minh. Muốn công tác quản trị nhân sự đạt kết quả tốt
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự
nhà quản trị phải biết mình, biết ta, có thái độ công bằng nghiêm minh, không để mất lòng ai.
Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự để tạo động lực cho từng người trong doanh nghiệp và kết hợp động lực của tất cả mọi người trong doanh nghiệp.
Để tạo động lực cho người lao động phải tiến hành những yếu tố cơ bản tác động lên động cơ làm việc của người lao động: Phải hợp lý hóa chổ làm để tạo ra năng suất lao động chung cho doanh nghiệp, phải đề cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự quản cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm công tác; mỗi người phải gắn bó với kết quả cuối cùng với công việc mà mình đang đảm nhiệm. Phải có sự phân công lao động rõ ràng để mọi người làm việc dưới quyền ai và ai là người kiểm tra kết quả công tác của mình.
Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự là sắp đặt những người có trách nhiệm, có trình độ chuyên môn để làm công việc cụ thể trong chính sách nhân sự.
Người lãnh đạo doanh nghiệp phải hình thành các quy chế làm việc của doanh nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, tạo môi trường văn hóa hợp lý gắn bó mọi người trong doanh nghiệp với nhau. Đồng thời thu hút được các nhân sự từ nơi khác đến, đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao tay nghề người lao động; phải làm cho mọi người lao động ý thức được rằng “nếu không cố gắng sẽ bị sa thải”.
Vì vậy có thể khẳng định được rằng việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Nhìn chung cơ sở lý luận về quản trị nhân sự rất rộng lớn, đề cập đến nhiều vấn đề như: mục tiêu, chức năng, xu hướng, môi trường, hoạch định, tuyển mộ, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự. Đánh giá thành tích công tác, chế độ đãi ngộ nhân sự… kể cả việc giao tế nhân sự cũng là vấn đề mà nhà quản trị nhân sự phải quan tâm.
Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài luận văn này tôi chỉ có thể tóm tắt một vài nội dung lý thuyết cơ bản làm nền tảng cho việc phân tích và xây dựng đề tài.