4 Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Đề tài sáng kiến kinh nghiệm (Trang 31 - 33)

Cách thống kê số liệu thực nghiệm

Số HS đạt điểm Xi

% HS đạt điểm Xi =

Tổng số HS

Dựa vào % HS đạt điểm Xiđể đánh giá trình độ HS ở từng lớp và tính hiệu quả

của phương pháp.

Sau khi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra, tôi thu phiếu làm bài và thống kê số liệu như các bảng sau :

Điểm Xi

Lớp 11A1 Lớp 11A2 Lớp 11A3 Lớp 11A4

Số HS đạt điểm Xi % Số HS đạt điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % Số HS đạt điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % Số HS đạt điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % Số HS đạt điểm Xi 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 1 0 0,00 0 0,00 0 0,00 1 2,22 2 0 0,00 2 4,44 4 8,88 7 15,56 3 4 8,88 5 11,12 10 22,22 14 31,11 4 6 13,33 7 15,56 16 35,56 19 42,22 5 7 15,56 9 20,00 13 28,89 4 8,88 6 5 11,12 10 22,22 2 4,44 0 0,00 7 8 17,78 7 15,56 0 0,00 0 0,00 8 10 22,22 4 8,88 0 0,00 0 0,00 9 5 11,12 1 2,22 0 0,00 0 0,00 10 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Từ kết quả thực nghiệm trên, tôi nhận thấy :

- Các câu từ 1 đến 10, 12, 14, 15, 16 nằm trong phương pháp đã đưa ra ở trên nên

HS đều có khả năng làm được.

- Câu 11 : HS không biết chứng minh phản ứng có tạo muối amoni hay không. Bài này nên giải theo hệ : Gọi mol : Al (x) ; Mg (y) ; NH4NO3 (z). Lập hệ 3 phương trình rồi giải.

- 32 -

- Câu 20 : HS dễ nhầm (tính cả khối lượng Cu dư vào muối)

- Các câu 13, 17, 18, 19 là những câu khó, số HS trả lời đúng ít nhất :

+ Câu 18 : HS chưa tìm ra chìa khoá để giải. Nếu có làm, HS chỉ tìm ra được khối lượng, chưa tìm được nồng độ mol/l của dung dịch HCl. Bài được giải đơn giản như sau :

 Qui đổi 27,2g X thành Fe (x) và O (y)

 Lập hệ 2 phương trình : 56.Fe + 16.O = 27,2 và 3.Fe – 2.O = 2.H2 + 3.NO

 Tìm được x và y  khối lượng Fe (m = 22,4g)

 Bảo toàn e cho dung dịch Y + HNO3

Fe (a) ; FeO (b) ; Fe2O3 (c)  a = 0,15; b + 2c = 0,25; a + b = 0,3

 b = 0,15; c = 0,05

 nHCl = 2.0,15 + 2. 0,15 + 6 . 0,05 = 0,9 mol

 CM = 0,9/0,3 = 3M

- Như vậy, điều đó chứng tỏ sự tư duy, phát hiện cái mới của HS còn hạn chế. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực trạng của trường (do đầu vào, điều kiện để phát triển giáo dục còn hạn chế).

- So sánh kết quả của lớp 11A1 ; 11A2 với 11A3 ; 11A4 tôi rút ra 1 số kết luận : + Lớp 11A1 và 11A2 (Lớp thực nghiệm) có kết quả cao hơn.

+ Lớp 11A3 và 11A4 (Lớp đối chứng) đạt kết quả thấp hơn.

Như vậy, phương pháp đưa ra ở trên đã góp 1 phần thúc đẩy sự nhận thức của

HS về các dạng bài toán thường gặp của axit HNO3 mà HS có thể giải nhanh trên máy tính.

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIN NGH

Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đã giải

quyết được một số nội dung sau:

- Đưa ra 1 số công thức để giải nhanh bài tập axit nitric

- Sưu tầm một số bài tập trong các đề thi đại học và trên mạng giúp HS rèn luyện

kĩ năng giải nhanh trên máy tính.

- Thông qua phiếu điều tra, bài kiểm tra, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với giáo viên,

đồng thời dựa trên một số kinh nghiệm của bản thân rút ra trong quá giảng dạy,

các thắc mắc của đồng nghiệp, bước đầu tôi đã hoàn thiện sáng kiến của mình. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các giáo viên và học sinh lớp 11 và 12. Và tác giả hi vọng, sáng kiến này sẽ là tài liệu được dùng trong tiết học tự chọn lớp 11 (Chương Nitơ – photpho).

Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và do kinh nghiệm của bản thân còn quá

ít, đồng thời trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nên tác giả hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các

Thầy, Cô đi trước và các bạn đồng nghiệp để có thể mở rộng đề tài và đưa ra được

nhiều hướng giải nhanhhơn cho bài toán axit nitric hơn nữa.

Tôi xin chân thành cảmơn !

Ngày 20 tháng 05 năm 2011

Tác giả

Một phần của tài liệu Đề tài sáng kiến kinh nghiệm (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)