Câu 13: Anh/Chị hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng mối quan hệ biện chứng này

Một phần của tài liệu Triết học dành cho các lớp cao học thi kết thúc học phần (Trang 25 - 28)

II. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX:

Câu 13: Anh/Chị hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng mối quan hệ biện chứng này

thượng tầng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng mối quan hệ biện chứng này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

* CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. * KTTT là toàn bộ các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo...,các thể chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội… được hình thành trên một CSHT nhất định.

* Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT - CSHT quyết định KTTT (CSHT nào thì KTT nấy):

+ Trật tự kinh tế xét đến cùng quy định trật tự chính trị, mâu thuẫn trong kinh tế gây ra mâu thuẫn trong chính trị. Giai cấp nào thống trị trong kinh tế thì giai cấp đó thống trị trong chính trị.

+ Tất cả các yếu tố của KTTT dều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT và do CSHT quy định.

+ CSHT thay đổi hay mất đi thì sớm hay muộn KTTT cũng phải thay đổi hay mất đi để cho một KTTT mới ra đời, tuy nhiên đây là một quá trình phức tạp.

- Sự tác động của KTTT đến CSHT: Do KTTT và mỗi yếu tố của nó có tính độc lập tương đối và vai trò khác nhau nên chúng tác động đến CSHT theo những cách những xu hướng khác nhau.

+ Chức năng chính của KTTT là xây dựng, củng cố, bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hay phá hoại chế độ kinh tế hiện hành.

+ KTTT tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, nhưng nó không thể làm thay đổi xu hướng phát triển khách quan của đời sống kinh tế - xã hội. Sự tác động của nó chủ yếu diễn ra theo 2 hướng:

. Nếu phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT thúc đẩy sự tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển bền vững cho CSHT.

. Nếu không phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT kìm hãm sự tăng trưởng, gây bát ổn cho đời sống xã hội

* Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này trong quá trình xây dựng CHXH ở nước ta hiện nay.

Nước ta đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau: từ xã hội cộng sản nguyên thủy tiến lên xã hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến rồi tiến hóa lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao nhất trong quá trình tiến hóa này là chủ nghĩa cộng sản. Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng CNXH theo hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT là 1 quá trình đấu tranh lâu dài giữa cái mới và cái cũ. CNXH đang trong quá trình xây dựng nên là cái mới còn rất non yếu, muốn xóa bỏ hết tàng dư của xã hội cũ - đại diện cho cái cũ rất khó bởi nó đã tồn tại lâu dài. Tuy nhiên con đường đi lên CNXH ở nước ta diễn ra theo các quy luật khách quan của thời đại chứ không phải do ý muốn chủ quan của con người quyết định nên nó là cái mới nhưng hợp quy luật nên ngày càng phát triển và ngược lại cái cũ không hợp quy luật sẽ ngày càng yếu đi.

Đảng ta đã ra sức xây dựng CNXH trong đó phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Quá trình xây dựng này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo...,các thể chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội cho phù hợp với sự phát triển của phương thức sản xuất mà Đảng đã đề ra để góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 14: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Anh/Chị hãy phân tích tư tưởng của Mác: “Sự phát triển hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên”. triển hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên”.

* Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội: HTKT-XH là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu qhsx đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của llsx, và với một kttt tương ứng được xây dựng trên những qhsx ấy.

HTKT-XH là một hệ thống hoàn chỉnh và có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là llsx, qhsx, kttt. Mỗi mặt của htkt-xh có vai trò, vị trí riêng, tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.

+ LLSX: là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi htkt-xh. Sự hình thành và phát triển của mỗi htkt-xh xét đến cùng do llsx quyết định. Llsx phát triển qua các htkt-xh nối tiếp nhau từ thấp đến cao.

+ QHSX: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi htkt-xh lại có một kiểu qhsx của nó tương ứng với trình độ nhất định của llsx. Qhsx là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử

+ KTTT: được hình thành và phát triển phù hợp với CSHT, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển CSHT đã sinh ra nó.

Ngoài các mặt cơ bản nêu trên, các htkt-xh còn có quan hệ về gia đình, dân tộc, và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với qhsx, biến đổi cùng với sự biến đổi của qhsx.

* Sự phát triển của các htkt-xh là một quá trình lịch sử tự nhiên:

Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là một htkt-xh. Sự vận động thay thế nhau của các htkt-xh trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật phát triển khách quan của xã hội, Mac đã đi đến kết luận: “sự phát triển của những hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên”.

Các mặt cơ bản hợp thành một htkt-xh không tách rời nhau mà liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những qui luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của qhsx với tính chất và trình độ phát triển của llsx; quy luật csht quyết định kttt và các quy luật xã hội khác. Chính tác động của các quy luật khách quan đó mà các htkt-xh vận động phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người.

Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của llsx. Chính tính chất và trình độ phát triển của llsx đã quy định một cách khách quan tính chất và trình độ của qhsx. Do đó xét đến cùng llsx quyết định quá trình vận động và phát triển của htkt-xh như quá trình lịch sử tự nhiên

Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các htkt-xh thì quy luật về sự phù hợp của qhsx với tính chất và trình độ phát triển của llsx có vai trò quyết định nhất. Llsx bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, quy định khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao. Qhsx là mặt thứ hai của ptsx biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử. Những qhsx lỗi thời được xóa bỏ và được thay thế bằng những kiểu qhsx mới cao hơn. Đến lượt nó, sự thay đổi qhsx sẽ kéo theo sự thay đổi về kttt, và do đó mà htkt-xh cũ được thay thế bằng htkt-xh mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra theo quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người.

Sự thay thế một htkt-xh này bằng một htkt-xh mới cao hơn thường được thực hiện thông qua cách mạng xã hội. Nguyên nhân sâu sa của cách mạng xã hội là mâu thuẫn giữa llsx và qhsx, khi

qhsx trở thành xiềng xích của llsx. Trong thời kỳ cách mạng xã hội khi cơ sở kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn toàn bộ kttt đồ sộ cũng thay đổi theo

Quá trình kế thừa của lịch sử loài người luôn luôn cho phép cộng đồng nào đó, trong điều kiện nhất định do tác động của các nhân tố, các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, có thể bỏ qua các giai đoạn phát triển nhất định để vươn tới trình độ tiên tiến của nhân loại. Trong thời đại ngày nay chủ chương rút ngắn để đi lên CNXH ở một số quốc gia tiền tư bản chủ nghĩa chẳng những không mâu thuẫn với tinh thần của sự phát triển mang tính lịch sử- tự nhiên mà còn là biểu hiện sinh động của quá trình lịch sử- tự nhiên ấy. Chỉ khi ta “rút ngắn ”một cách duy ý chí, bấp chấp quy luật thì lúc đó sự phát triển rút ngắn mới trở nên đối lập với quá trình lịch sử- tự nhiên.

Như vậy, quá trình lịch sử- tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài htkt-xh nhất định. Sự khác nhau về trật tự phát triển vẫn là quá trình lịch sử- tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Triết học dành cho các lớp cao học thi kết thúc học phần (Trang 25 - 28)